Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 5)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 5)

Đặc điểm vể tính phụ thuộc pháp lí: Tội phạm luôn có tính phụ thuộc pháp lí vì được phản ánh trong luật hình sự. Khi quy định của luật hình sự có sự thay đổi theo hướng mờ rộng hay thu hẹp phạm vi hành vi bị coi là tội phạm thì tội phạm cũng sẽ có sự thay đổi theo.
Ví dụ: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19 tháng 6 năm 2009 đã nâng mức tối thiểu của giá trị tài sản bị chiếm đoạt (là điều kiện để truy cứu trách nhiệm hlnh sự) từ 500 nghìn đồng lên 2 triệu đông ờ các tội chiếm đoạt. Điều này có nghĩa phạm vi các hành vi chiếm đoạt bị coi là tội phạm đã được thu hẹp và sự thay đổi này dương nhiên ảnh hưởng đến tông tội phạm theo hưởng giảm tác chống hay phòng ngừa tội phạm nói riêng hay cùa sư phát triển của xã hội nói chung. Đây chỉ là sự thay đổi có tính “cơ học”. Cho nên, sự thay đồi này không có ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tội phạm cũng như đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm theo đúng nghĩa.
Chỉ những sự thay đổi của tội phạm không phải vì lí do này mới có I nghĩa trong đánh giá tình hình tội phạm. Điều này đòi hỏi khi nghiên cứu tình hình tội phạm trong khoảng thời gian có sự thay đổi của luật hình sự cũng như cùa pháp luật khác cỏ liên quan theo hướng mở rộng hay hạn chế phạm vi hành vi bị coi là tội phạm, người nghiên cứu phải chú ý đên đặc điểm này.Con người có thể chủ động tác động để tội phạm thay đổi theo hướng giảm thiểu qua việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Trái lại, tội phạm cũng có thể thay đổi theo hướng gia tăng do sự phát sinh hay gia tăng các hiện tượng được coi là thành tố tạo ra nguyên nhân của tội phạm. Đây là những sự thay đổi của tội phạm mà chúng ta cần quan tâm và khác với sự thay đổi của tội phạm do thay đổi của pháp luật.
Đặc điểm về tính tương đối: Tội phạm tồn tại khách quan và có thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng vì những lí do khách và chủ quan khác nhau. Trước hết, chúng ta chỉ có thể nhận thức được trực tiếp tội phạm rõ. Nhưng sự nhận thức này cũng không phải là (đúng) tuyệt đối vì hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự trong đó có hoạt động xét xử cũng như hoạt động thống kê tội phạm cũng không có tính (đúng) tuyệt đối. Tiếp đó, việc nhận thức tội phạm ẩn là hết sức phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải dựa vào tội phạm rõ cũng như một số cơ sở khác để “suy ra” tội phạm ẩn. Việc “suy ra” này chắc chắn cũng chỉ có tính tương đối. Tội phạm rõ và tội phạm ẩn mà chúng ta có thể nhận thức được đều chỉ cỏ tính tương đối.
Phân loại tình hình tội phạm
Tình hình tội phạm có thể được phân thành các loại khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:
1 Theo tiêu chí phạm vi đổi tượng có thể có:
+ Tình hình tội phạm của tất cả các tội phạm;
+ Tình hình tội phạm của nhóm tội phạm cụ thể;
+ Tình hình tội phạm của tội phạm cụ thể;
+ Tình hình tội phạm trong lĩnh vực cụ thể;
+ Tình hình tội phạm ừong ngành cụ thể;
+ Tình hình tội phạm do người phạm tội là người chưa thành niên thực hiện;
+ Tình hình tội phạm do người phạm tội là nữ thực hiện;
+ Tình hình tội phạm của các tội phạm mà nạn nhân là trẻ em;
+ Tình hình tội phạm của các tội phạm mà nạn nhân là nữ; V.V..
- Theo tiêu chí phạm vi không gian có thể có:
+ Tình hình tội phạm toàn cầu;
+ Tình hình tội phạm khu vực (quốc tế);
+ Tình hình tội phạm của một quốc gia;
+ Tình hình tội phạm của một vùng, miền (thuộc một quốc gia);

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét