Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

Nghiên cứu diễn biến của tội phạm đòi hỏi trước hết là so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ (đặc điểm định lượng). Đó là so sánh số tổng tội phạm và số tổng người phạm tội của từng năm so với năm gốc (năm đầu của đơn vị thời gian nghiên cứu) và so với năm trước đó. Qua so sánh cần   ra được xu hướng vận động (ổn định, tăng hoặc giảm) và mức độ vận động (tốc độ tăng hoặc giảm).
Các con số phản ánh tội phạm về xu hướng vận động nói trên cần được thể hiện trên các bảng số liệu và đặc biệt là trên các đồ thị I hình thức trình bày phù hợp nhất mà qua đó có thể thấy ngay được sự vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Để đánh giá khái quát diễn biến của tội phạm xét về lượng cũng có thể sử dụng các công thức khác nhau trong việc tính chỉ sổ gia tăng cùa tội phạm.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm, ngoài việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về đặc điểm định lượng còn đòi hòi phải so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất (đặc điểm định tính). Đây là đòi hỏi phức tạp hơn nhưng cũng quan ừọng hơn. Khi nghiên cứu diễn biến cùa tội phạm xét về đặc điểm định lượng, chỉ cần đánh giá hai loại số liệu - số liệu về tổng tội phạm và số liệu về tổng người phạm tội. Đó là yêu cầu chung cho tất cả các trường hợp được nghiên cứu. Nhưng khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét vể đặc điểm định tỉnh thì vẩn đề không đơn giản như vậy.
Người nghiên cứu phải tự dự kiến các loại số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần được so sánh - so sánh để thấy được xu hướng vận động. Đó có thể là các số liệu hàng năm trong phạm vi nghiên cứu về loại tội (tỉ lệ tội cố ý; tỉ lệ tội đặc biệt nghiêm trọng; rất nghiêm ừọng hoặc nghiêm trọng), về hình thức phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm và đồng phạm có tổ chức), về công cụ, phương tiện phạm tội (tỉ lệ các vụ phạm tội có sử dụng vũ khí, vũ khí nóng v.v), về thủ đoạn phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn v.v.), về tính chất và mức độ của hậu quả, về nhân thân người phạm tội (tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm; ti lệ người phạm tội là người chưa thành niên v.v.), về động cơ phạm tội (ti lệ vụ phạm tội cóđộng cơ tư lợi, v.v.), về nạn nhân (tỉ lệ nạn nhân là trẻ em, là người chưa thành niên V.V.)
Các loại số liệu nêu trên chi là các ví dụ có tính chất để tham khảo. Sử dụng loại số liệu nào và cách sử dụng như thế nào cũng như cần thêm loại số liệu nào là hoàn toàn do người nghiên cứu quyết định để phục vụ cho việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm để thấy được xu hướng vận động của hiện tượng tội phạm. Nhưng việc nghiên cứu này cũng đồng thời đòi hỏi phải giải thích được nguyên nhân của sự vận động, đặc biệt là các biển động bất thường. Sự giải thích này là một trong các cơ sở giúp cho việc dự báo tội phạm cũng như việc đề ra các biện pháp phỗng ngừa tội phạm.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét