Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

PHÂN LOẠI NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

PHÂN LOẠI NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

Nạn nhân của tội phạm có thể được chia thành nhiều loại dựa trên những căn cứ khác nhau phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại nạn nhân chủ yếu hiện nay;
Căn cử vào địa vị pháp lí của nạn nhân
Căn cứ vào địa vị pháp lí của nạn nhân, có thể chia nạn nhân thành hai nhóm cơ bản sau đây:
Nhóm nạn nhân là cá nhân (thể nhân): Đây là nhóm nạn nhân phổ biến của tộị phạm. Nhóm nạn nhân này có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về cả tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tinh thần, tình cảm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Nhóm nạn nhân là cá nhân không chỉ bao gồm những nạn nhân trực tiếp mà bao gồm cả những nạn nhân gián tiếp.
Nhóm nạn nhân là tổ chức: Đây là nhóm nạn nhân chỉ có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về tài sản hoặc kinh tế. Vì vậy, nhóm nạn nhân này chỉ có các nạn nhân trực tiếp chứ không có các nạn nhân gián tiếp. Nhóm nạn nhân là tổ chức phải là những tổ chức hợp pháp và phải còn tồn tại vào thòi điểm hành vi phạm tội xảy ra.
Căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn nhân
Căn cứ vàọ cơ chế tác động cùa hành vi phạm tội đến nạn nhân, nạn nhân được chìa thành 3 nhóm:
(1). Cách phân nhóm này chi ảp dụng cho trường hợp nạp nhận được xác định theo nghĩa rộng.
Nhóm nạn nhân trực tiếp (primary victims hay direct victims) là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hay các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Nhóm nạn nhân trực tiếp là nhóm nạn nhân chủ yểu trong các nạn nhân của tội phạm. Trong các tội phạm có nạn nhân, hành vi phạm tội trước hết tác động, gây thiệt hại cho các nạn nhân trực tiếp. Nhóm nạn nhân thứ cấp (nạn nhân gián tiếp) (indirect victims hoặc secondary victims): Nạn nhân thứ cấp là những cá nhân mà tuy hành vi phạm tội không trực tiếp tác động đến họ nhưng do họ có mối quan hệ đặc biệt đối với nạn nhân trực tiếp nên hành vi phạm tội đã gián tiếp tác động đến họ, gây ra những tổn hại về tinh thần, tình cảm, sức khoẻ và thậm chí là thiệt hại về kinh tế. Nạn nhân thứ cấp là những người mà nạn nhân trực tiếp dua tội phạm có ý nghĩa yổ cùng quan trọng đối với họ như cha, mẹ, vợ, chồng, con hay những người thân thích khác.

Nhóm nạn nhân mở rộng (nạn nhấn thứ ba) (tertiary victims) là khái niệm để chỉ phạm vi rộng hơn những người chịu ảnh hựởng, tác động sâu sắc của hành vi phạm tội. Đây là những người tuy không phải là những người thân thích của nạn nhân nhưng sự kiện phạm tội đã tác động trực tiếp đến những người này và gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần, tình cảm cho họ. Những người này có thể là những người chứng kiến hành vi phạm tội, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xpnvcân kê, những người tham gia cứu hộ, các bác sĩ, y tá cứu chữa cho nạn nhân.. tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực giám định, tâm lí và tâm thần học.

Đọc thêm tại:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét