Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 4)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 4)

 Chống tội phạm, xử lí vi phạm và vấn đề tăng cường quản lí để ngăn ngừa vi phạm và tội phạm
Chống tội phạm tuy là hoạt động giải quyết sự việc tội phạm cụ thể đã xảy ra nhưng vẫn có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa tội phạm nói chung. Mức độ tác động đến phòng ngừa tội phạm của hoạt động chống tội phạm phụ thuộc vào việc hoạt động này được thực hiện như thế nào. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho đấu tranh chống tội phạm là: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chỏng, công minh theo đúng pháp luật... ”. Thực hiện được yêu cầu cần thiết này là tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động phòng ngừa tội phạm và đồng thời cũng là một loại hoạt động phòng ngừa tội phạm. Cụ thể:
- Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh tội phạm đồng nghĩa với việc ngăn ngừa không để người phạm tội tiếp tục lặp lại hành vi phạm tội đã thực hiện do không có điều kiện (vì đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phải chấp hành hình phạt tước tự do...). Trái lại, nếu tội phạm đã xảy ra mà không được phát hiện thì có nhiều khả năng chủ thể sẽ tiép tục phạm tội và có thể ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh tội phạm còn có tác dụng răn đé, giáo dục người phạm tội, làm thay đôi “Phẩm chất tâm lí tiều cực” của họ theo hướng tích cực qua việc tuyên và buộc người phạm tội phải chấp hành các hình phạt cũng như các biện pháp hình sự khác và ở nghĩa này thì chống tội phạm cũng đồng thời là phòng ngừa tội phạm. Trái lại, nếu tội phạm đã xảy ra mà không được phát hiện hoặc không được xử lí nhanh chóng, công minh thì có nhiều khả năng “Phẩm chất tâm lí tiêu cực”của người phạm tội được củng cố và trở nên bền vững hon.
Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh mọi tội phạm sẽ tạo ra môi trường pháp lí nghiêm minh. Môi trường này vừa có tác dụng răn đe chung răn đe bị phát hiện cũng như răn đe bị xử lí để ngăn ngừa tội phạm xảy ra bởi những người khác và vừa là môi trường tốt cho việc giáo dục ý thức tuân theo pháp luật cũng như ý thức tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh chống tội phạm của công dân nói chung và qua đó góp phân nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống tội phạm.
Xem: Khoắn 1 Điều 3 BLHS.

Với ba hướng ảnh hưởng đến phòng ngừa tội phạm trên đây. hoạt động chống tội phạm rõ ràng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Vai trò này của chống tội phạm phân nào đã được thể hiện qua việc BLHS Việt Nam khẳng định mục đích của hình phạt: "... không chi nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ... cỏ ỷ thức tuân theo pháp luật..., ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chổng tội phạm. ” Do vậy, chống tội phạm phải được xem là một loại biện pháp phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi chống tội phạm là biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản nhưng cũng không được xẹjm nhẹ biện pháp phòng ngừa tội phạm này.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghiên cứu tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét