Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CÙA TỘI PHẠM (Phần 1)


Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm là áp dụng các biện pháp nhằm hạn chê hay loại trừ các yêu tô cổ vai ữò thúc đẩy làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại.
Hạn chế hay loại trừ các yếu tố thuộc về cá nhân con ngưòi Như đã phân tích, các đặc điểm bên trong của nạn nhân như tâm, sinh lí, sức khoẻ, thể chất cùng với những đặc điểm thuộc về môi trường bên ngoài như thời gian, địa điêm, nghề nghiệp hay mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội có vai trò rất quan trọng làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Biện pháp đầu tiên cùa phòng ngừa nguy cơ trờ thành nạn nhân của tội phạm là cần phải tác động làm thay đổi căn bản nhừng đặc điềm tâm lí, tính cách, lổi sổng, thỏi quen tạo thuận lợi thúc đây khả năng trờ thành nạn nhân của tội phạm. Đó trước hết là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường nêp sông văn minh trong giao tiếp, ứng xử, loại bỏ những hành vi, xử sự không đủng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, những thói quen xâu cũng như các phẩm chất tâm lí tiêu cực trong mọi tâng lớp dàn cư trong xã hội.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục của chúng ta đã được tiên hanh nhưng còn yểu cả về hình thức, nội dung, phương pháp và cơ chế tiến hành. Vì thế hoạt động này cần phải được thay đổi một cách cơ bản, toàn diện. Phương pháp tiến hành là phải tiến hành thường xuyên, liên tục với các phương pháp sinh động và hấp dẫn, phù họp với từng nhỏm tuổi, từng nhóm dân cư nhất định.

Một mặt phải xây dựng được nội dung tuyên truyền, giáo dục phù họp mặt khác phải huy động sức mạnh tổng họp của tất cả các lực lượng ừong xã hội tham gia bao gồm cá nhân, gia đỉnh, nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cộng đông dân cư. Nội dung cùa tuyên truyền giáo dục là hướng đên việc xây dựng con người mới, phong cách ứng xử và làm việc văn minh, loại bỏ những đặc diêm tâm lí tiêu cực như thói quen hưởng thụ, lười nhác, đua đòi, ăn chơi, sự nóng nảy, cục can, thô lỗ, lòng tham, sự ích kỉ hay sự dâm đãng, háo săc, sự coi thường các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, sự quá đê cao giá ưị đồng tiền, sự coi thường tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác, thậm chí cả những đặc điểm tâm lí như sự tự tin, quá dễ dãi đối với sự an toàn cùa bản thân cũng như tâm lí thiếu sự đề cao cảnh giác đối với việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mình hay tâm lí thích phô trương tài sản... loại bỏ thói quen ăn mặc khêu gợi, hành vi; lời nói thể hiện sự dễ dãi, khiêu khích, sự thiếu thận trọng đối với an toàn cá nhân của nạn nhân..

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét