Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 6)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 6)

4.Phương pháp xử lí dữ liệu
Trong nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong nghiên cứu tội phạm học nói riêng, các thông tin hay dữ liệu đã được thu thập, dù dưới dạng định tính hay định lượng đều phải được xử lí để xây dựng luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hay bác bỏ giả thuyết khoa học. cỏ hai phương hướng xử lí dữ liệu tương thích cho hai loại dữ liệu: Xử lỉ toán học đối với các dữ liệu định lượng và xử lí logic đối với các dữ liệu định tính. Xử lí toán đối với các dữ liệu định lượng là sử dụng phương pháp thống kê đê xác định quy luật thống kê của tập hợp các dữ liệu thu thập được dưới dạng sổ liệu. Xử lí logic đối với các dữ liệu định tính là sủ dụng phương pháp ìogic để đưa ra những phán đoán về bản chất và thể hiện những liên hệ logic của các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê dữ liệu định lượng là cách sắp xếp các dữ liệu dưới dạng sổ liệu để làm chúng bộc lộ các mối liên hệ và xu thế vận động của đối tượng nghiên cứu. Đây cũng có thể được coi là phương pháp sừ dụng các kỹ thuật thống kê số liệu để phán tích số liệu nên còn được gọi là phương pháp phân tích thống kê. Quá trình thống kê là quá trình áp dụng các kỹ thuật thống kê đề tạo ra các đại lượng thống kê phục vụ cho việc phân tích thông kê. Thống kê có thể được phân định thành hai loại: Thống kê mô tả và thống kê kiểm hay thống kê suy luận. Trong khi thống kê mô tả sừ dụng các đại lượng thống kê để mô tà các dữ liệu được thu thập thì thống kê kiểm tra lại sử dụng các đại lượng thống kê để kiểm tra các giả thuyết hay phán đoán về mối quan hệ giữa các biến (hay các hiện tượng). Trong thống kê mô tả, các đại lượng thống kê thường được sử dung là số tuyệt đối (thể hiện quy mô của hiện tượng), số tương đối (thể hiện sự so sánh giữa hai mức độ khác nhau của hiện tượng), số trung bình (sổ trung bình cộng số học), sổ mổt (tần số các giá trị phổ biến nhất), số trung vi (số ở vi trí chính giữa trong dãy số được sẳp xêp theo thứ tự). Trong thống kê kiểm tra, các hệ số tương quan được sử dụng (như một trong những công cụ đo mối quan hệ) để kiểm tra hướng và cường độ của mối quan hệ giữa hai biến (hiện tượng).
(1)  Xem: Hans-Dieter Sch vvind, Krimínologie: Eine praxisorientierte Einuehrung mit Beispỉeỉen, Sđd., tr. 166.
(2) Xem: Võ Cao Đảm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sđd., tr. 127.
Số liệu sau khi được thống kê có thể được ưình bày dưới các dạng khác nhau từ thấp đến cao, như: Con sổ rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ và đồ thị, trong đó, bảng sổ liệu và biểu đồ được sừ dụng phổ biến hom cả trong nghiên cứu tội phạm học.
Bàng sổ liệu được sử dụng để làm rõ tính hệ thống, cấu trúc hoặc xu thế của các số liệu. Ví dụ: Để mô tả mức độ tội phạm ở một địa phương A trong khoảng thời gian 10 năm, có thể sử dụng bảng số liệu về số vụ, số người phạm tội ở địa phương này theo từng năm và của cả 10 năm.
Biểu đồ có thề được sử dụng đối với các số liệu mang tính so sánh. Để minh họa cho mối tương quan giữa các số liệu so sánh, có thể chuyển từ bảng số liệu sang biểu đồ. Tùy theo mục đích phân tích mà có thề sử dụng một hoặc nhiều hình thức biểu đồ khác nhau, như biểu đồ hình cột; biểu đồ hình quạt (hình tròn); biểu đồ tuyến tính (đường biểu diễn); biểu đồ bậc thang (thanh ngang)(1)...
1 Phương pháp logìc trong xử lí các dữ liệu định tính là cách đưa ra phán đoán về bản chất và những mối liên hệ logic của các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu. Khi thực hiện phương pháp này, người nghiên cứu thường sử dụng sơ đồ để mô tả các mối liên hệ trong cấu trúc của sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Có một số loại sơ đồ có thể dùng để thể hiện những mốỉ liên hệ chủ yếu giữa các sự vật, hiện tượng nghiên cứu, như sơ đồ nối tiếp, sơ đồ song song, sơ đồ hình cây, sơ đồ hỗn hợp (vừa nối tiếp vừa song song), sơ đồ tương tác...(2)
5. Phương pháp kiểm chứng giả thuyết kiểm chứng giả thuyết được thực hiện bằng phương pháp chứng minh giả thuyết hoặc phương pháp bác bỏ giả thuyết.
Chứng minh giả thuyếtlà một cách kiểm chứng giả thuyết thường được gặp trong nghiên cứu khoa học nói chung (so với cách bác bỏ gỉả thuyết). Chứng minh là hình thức suy luận mà trong đó tính chân xác của một phán đoán (luận điểm) được khẳng định dựa vào những luận cứ đã được công nhận về tính chân xác. Trong nghiên cứu khoa học nói chung, có thể chứng minh giả thuyết bằng một trong hai phương pháp khác nhau:
 Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. Tuy nhiên, phương pháp chứng minh trực tiếp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu tội phạm học. Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh mà trong đó tính chân xác của giả thuyết được rút ra một cách trực tiếp từ tính chân xác của các luận cứ. Tức là dùng các luận cứ đúng để chứng minh cho giả thuyết đúng hay nói cách khác là giả thuyết đúng phải được chứng minh bởi luận cứ đúng. Ví dụ: dùng luận cứ thực tiễn (được hình thành từ những dữ liệu đã được thu thập và xử lí) có tính chân xác chứng minh cho phán đoán khoa học đúng là giữa hiện tượng A và hiện tượng B cỏ mối quan hệ nhân quả.
Trái lại trong chứng minh gián tiếp thi tính chân xác của luận điểm lại được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận điểm.
Phương pháp bác bỏ giả thuyết ià phương pháp chứng minh tỉnh phi chân xác của giả thuyết. Cũng tương tự như chứng minh già thuyết, bác bỏ giả thuyết cũng có thể được thực hiện bằng cách bác bỏ trực tiếp và bác bỏ gián tiếp.)
Tóm lại, có hai loại phương pháp được sử dụng cho hai loại hoạt động khác nhau củạ quá trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học:
(1) Xem Vũ Cao Đâm, Phương pháp luận nghiền cứu khoa học, Sđd , tr. 134.
(2) Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sđd.. tr. 135.
(3) Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sdd, tr. 136.
11. Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn.
- Phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học.
Mỗi loại phương pháp này lại bao gồm các nhóm phương pháp cụ thể:
Loại phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn bao gồm:
+ Nhóm phương pháp tiếp cận;
+ Nhóm phương pháp chọn mẫu;
+ Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu.
Loại phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học bao gồm:
+ Nhóm phương pháp xử lí dữ liệu;


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét