Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 6)

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 6)

Vào giữa thế kỉ XX, trong tác phẩm “Tội phạm và trật tự pháp lí” (1969), Austin Turk đã viết: Sẽ là hữu ích hon khi nhìn nhận trật tự xã hội về cơ bản như là hình mẫu của xung đột hơn là giải thích nguyên nhân của tội phạm trên cơ sờ hành vi hay tâm lí. Cũng như các nhà tội phạm học xung đột khác, ông cho rằng luật pháp như là công cụ đắc lực của nhóm người có quyền lực ừong xã hội trong quá trình cố gắng kiểm soát những người khác. Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, ông cho rằng tội phạm là hậu quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, nó đưa đến việc áp dụng pháp luật của những người có quyền lực đối với những người không có quyền lực trong xã hội.
- Tội phạm học cấp tiến ngày nay
Tội phạm học cấp tiến ngày nay phát triển khá đa dạng, phức tạp hơn thời kì đầu. Tội phạm học cấp tiến ngày nay đã giải thích nguyên nhân của tội phạm hắt nguồn từ các điểu kiện xã hội trong đó những người có quyền lực trong xã hội giàu có, được tô chức tốt về chỉnh trị đã hạn chế hoặc tước bỏ quyền lợi cùa những người khác ít tài sản hom. Học giả tiêu biểu của thời kĩ này là William Chambliss và Richard Quenney.
William Chambliss(2) là giáo sư xã hội học Mỹ. Theo ông, những gì thúc đẩy dẫn đến hành vi phạm tội là do quyền lực “áp đặt” của nhà nước để buộc phải tuân thủ ý chí của giai cấp nắm quyền thống trị xã hội. ông đã đưa ra một số thuật ngữ chung giải thích về thuyết xung đột như sau:
 a) Xã hội là nơi mà các cuộc đấu tranh đa dạng xảy ra;
 b) Phương diện xung đột coi nhà nước như là nhân tố quan trọng nhất ừong cuộc đấu tranh đó và nhà nước nằm trên một phía chống lại phía khác. Sự cưỡng chế (thường là hình thức pháp luật) là nhân tố cơ bản giúp cho duy các thiết chế xã hội như tài sản cá nhân, chế độ nô lệ và các thi' chế khác đã tạo ra bất bình đẳng về quyền lợi và sự ưu đãi. Chính bất bình đẳng xã hội đã tạo ra các biện pháp cưỡng chế;
c) Bất bình đẳng xã hội là nguồn gốc cơ bản của xung đột xã hội;
 d) Nhà nước và pháp luật là những công cụ của giai cấp thống trị để đàn áp những người lao động nhằm bảo vệ lợi ích của họ;
e) Giai cấp là nhóm xã hội với những khác biệt về quyền lợi đã dẫn tới xung đột với giai cấp khác đối lập về lợi ích.

Như vậy, nhân tố cơ bản của phương diện xung đột là hiểu và nghiên cứu mối quan hệ giữa các giai cấp xã hội và bât bình đẳng xã hội.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét