Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

Giáo dục và đặc biệt giáo dục lại con người là quá trình khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực tham gia liên tục cùa toàn xã hội. Bất cứ khiếm khuyết nào của môi trường giáo dục cũng như của hoạt động giáo dục đều ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục con người. Việc khắc phục những khiếm khuyết này tuy khó khăn nhưng vẫn còn đơn giản hơn nhiều so vỏd việc khắc phục hậu quả mà nó đã gây ra. Do vậy, có thê nói, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc định hướng thứ nhất là hoạt động rất khó khăn và phức tạp nhưng lại là hoạt động có ý nghĩa đặc biêt vừa cỏ tính cơ bản và vừa cỏ tính bao trùm. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa này cũng không cỏ tính độc lập tuyệt đối với các biện pháp phòng ngừa khác.
Có những nội dung của các biện pháp phòng ngừa thuộc định hướng thứ nhất có thể được tiến hành riêng biệt một cách tương đối nhưng cũng có những nội dung chỉ có thể thực hiện được trong tồng thể với các biện pháp khác. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động giáo dục có thể thực hiện được một cách độc lập tương đối trong chừng mực nhất định. Trái lại, việc khắc phục những khiếm khuyết của môi trường giáo dục không thể không phụ thuộc vào các nhóm biện pháp khác như nhóm biện pháp phát triển kinh tế-xã hội hoặc nhóm biện pháp phát hiện và xử lí vi phạm cũng như tội phạm v.v..
Phát triển kinh tế-xã hội và việc hạn chế, khắc phục mặt trái của quá trình phát triển này
Trong nhiều công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm, các tác giả đều thống nhất cho rằng phát triển kinh tế-xã hội là biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản. Chúng tôi cho rằng trong các biện pháp phòng ngừa tội phạm có biện pháp mà nội dung của nó thuộc về vấn đề phát triển kinh tế-xã hội vì có nguyên nhân của tội phạm thuộc phạm vi này. Nhưng không thể vì thế mà đồng nhất biện pháp phòng ngừa tội phạm với việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và từ đó lại quá đề cao biện pháp này. Phát triển kinh tế-xẵ hội còn có thể làm phát sinh những hiện tượng, những quá ừình mà những hiện tượng, những quá trình này lậĩ chính là nguyên nhân cùa tội phạm. Ví dụ: Phát ừiển công nghiệp cỏ thể đi liền với việc thất nghiệp của số người làm nông nghiệp bị “mất” đất sản xuất hoặc có thể đi liền với nguy cơ xảy ra tội phạm về môi trường v.v..

Trong cuốn Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Những vấn đề chung), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, GS.TSKH. Đào Tri thức viết: ‘‘Những giai pháp kinh tể, xã hội ấy có tác động trực tiếp đển các nguyên nhân gổc rễ cùa tội phạm,vì vậy, chúng cỏ ý nghĩa quyết định đối với việc phòng ngừa tội phạm ” (tr. 67); Tương tự như vậy, trong cuốn Tội phạm học Việt Nam - Một số vẩn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. CAND, Hà Nội, 2000, TS. Nguyễn Mạnh Kháng viết: "... phát triển sán xuất, nâng cao mức sống của nhân dân... là một trong những biện pháp phòng ngừa tội  phạm căn bán và lâu dài.(tr. 241).

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét