Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 6)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 6)

Tội phạm có thể bắt nguồn từ vi phạm pháp luật: Có người phạm tội mà việc phạm tội của họ chi là sự “phát triển” tiếp theo của các vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỉ luật đã thực hiện trước đó. Đồng thòi cũng có những tội phạm đã xảy ra trong hoàn cảnh để tự giải quyết các vi phạm không được giải quyết bằng con đường hợp pháp một cách kịp thời. Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng và đúng các vi phạm vừa góp phần xây dựng môi trường pháp lí nghiêm minh vừa loại trừ bớt một loại nguyên nhân cùa tội phạm. Như vậy, chống vi phạm pháp luật phải được xem như một biện pháp cần thiết của phòng ngừa tội phạm.
Tội phạm xảy ra luôn luôn gắn với tác động ở mức độ khác nhau của“tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội, “Tình huống y tiêu cực” của môi trường xã hội không chỉ liên quan đến “phẩm 1 chất tâm lí tiêu cực” của chủ thể mà còn giữ vai ưò là một phần nguyên nhân của tội phạm khi tưomg tác với “phẩm chất tâm lí tiêu cực”.
Do vậy, tác động đến môi trường xã hội để phòng ngừa tội phạm nhằm hai mục đích - mục đích góp phần thay đổi “phẩm chất tâm lí tiêu cực” ứieo hướng tích cực và mục đích loại trừ “Tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội là một phần nguyên nhân của tội phạm khi tương tác với “phẩm chất tâm lí tiêu cực”. Đê đạt được cả hai mục đích này đòi hỏi sự tác động đến môi trường xã hội cũng phải có những nội dung khác nhau. Ngoài những biện pháp tác động đến môi trường xã hội chung đòi hỏi phải có những biện pháp tác động đến môi trường xã hội riêng cho mỗi mục đích. Đê đạt được mục đích loại trừ “Tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội là một phần nguyên nhân của tội phạm khi . tương tác với “phẩm chất tâm lí tiêu cực”, hoạt động phòng ngừa tội phạm cần hưởng ừước hết vào hoạt động quản lí thuộc các lĩnh vực mà ở đó tội phạm cỏ thể xảy ra để đề ra biện pháp khắc phục các “khiếm khuyết” ừong quản lí thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các “khiếm khuyết” này cóỉthể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng có cùng tính chất như là yếu tố làm “dễ dàng” việc phạm tội. Yếu tố này có , thể xuất phát từ những hạn chế, sơ hở của vãn bản pháp luật cũng như từ các yếu kém trong hoạt động quản lí nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.^
Như vậy, ở định hướng thứ ba, các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đề ra nhàm:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm và vi phạm;
 Khắc phục các yếu kém, “khiếm khuyết” trong quản lí nhà nước ở các lĩnh vực. Hai nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm trên đây có quan
Những “kẽ hở”của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nổi ơ phần trên cũng là một loại yêu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau. Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm và vi phạm không chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe mà còn giúp phát hiện sớm và đầy đủ các yếu kém, các “kẽ hở” trong quản lí nhà nước ở các lĩnh vực để có biện pháp khắc phục.

 Các nhà nghiên cứu tội phạm học cần phát hiện nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động chống tội phạm cũng như các “kẽ hở” trong quản lí vì hoạt động chống tội phạm kém hiệu quả cũng như sự tồn tại các “kẽ hở” trong quản lí đều là yếu tố “khuyến khích”, “tạo điều kiện” cho tội phạm xảy ra. Từ việc phát hiện này có thể đề xuất các biện pháp khắc phục để phòng ngừa tội phạm. Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực và đạo đức công chức cũng như hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra...

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét