Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 1)

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 1)

1. Thuyết rối loạn tổ chức xã hội
Thời gian: Cuối thế kỉ XIX đến thập niên 30 của thế kỉ XX.
Học giả tiêu biểu: E’mile Durkheim, W.I.Thomas, Florian Znaniecki, Rober Park, Emest Burgess.
Thuyết rối loạn tổ chức xã hội có quan hệ mật thiết với trường phái sinh thái học của tội phạm học.Nhiều trường phái tội phạm học thời kì đầu có nguồn gốc từ việc nghiên cứu những khu định cư và cộng đồng thành thị cũng như trong phong trào sinh thái con người đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu cho nhóm này là Emile Durkheim
Emile Durkheim (1858 - 1917) là nhà xã hội học, nhân loại học Pháp. Trong công trình “Sự phân công lao động trong xã hội”, ông cho rằng sự thay đổi xã hội nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng về phân công lao động và như vậy sẽ tạo ra trạng thái hỗn độn, thiếu sự quan tâm giữa con người với con người, đưa đến tình trạng thiếu hụt chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũng như phá vỡ các chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Ồng gọi trạng thái này là “tình trạng vô tổ chức” (Anomie). Từ trạng thái vô tổ chức sẽ phát sinh các hành vi lệch lạc trong xã hội, tội phạm, hành vi tự tử. Hay nói cách khác, tình trạng vô tổ chức ừong xã hội là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Từ đó, ông đề cao vai vai trò của luật pháp khi nhận định luật pháp là biểu tượng của sự đoàn kết xã hội. Luật pháp có vai trò quan trọng trọng việc giữ gìn trật tự xã hội, hạn chế tội phạm. Đê đạt được điều này, luật pháp phải giải quyết được “tình trạng vô tổ chức” trong xã hội. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra rằng tất cả các xã hội không chỉ có tội phạm mà còn có hình phạt. Hình phạt có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Hình phạt phải được quy định bởi luật pháp. Lí do căn bản dẫn đến các hình phạt thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc xã hội và yêu cầu của xã hội. Trong xã hội, sự trừng phạt đối với những ngưòi chệch hướng (người phạm tội) được sử dụng để củng cố hệ thống giá trị, để nhắc nhở người đó cái gì đúng, cái gì sai, răn đe để họ không phạm tội cũng như tái phạm. Bằng cách ấy, giữ gìn đức tin chung và theo đó là sự thống nhất trong xã hội. Sự trừng phạt phải nghiêm khắc để đạt được mục đích này.

Tiếp đó, một số nhà xã hội học thời kì đầu của thuyết này đã nghiên cứu về các cộng đồng dân cư ở Mỹ. Đó là W.I.Thomas, Florian Znaniecki. Trong tác phẩm “Những người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Mỹ”, hai ông đã mô tả những vấn đề mà những người nhập cư Ba Lan phải đương đầu trong thời kì những năm 1900 khi họ rời bỏ quê hương và chuyển đến sống ở các thành phố cùa Mỹ. Hai ông đã chì ra tỉ lệ tội phạm gia tăng trong nhóm người không cổ chỗ đứng (vị trí) trong xã hội và họ đưa ra giả thuyết nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do sự rối loạn tổ chức xã hội (Social Disorganization), hậu quả của sự bất lực củạ những người nhập cư trong quá trình tiếp nhận, chuyển đổi từ những chuẩn mực và giá trị của văn hoá của quê hương sang những chuẩn mực, giá trị mới

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét