Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 3)

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 3)

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu là một bước không thê thiếu của quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu là đưa ra những nhận định sơ bộ hay những dự đoán trước về kết quả của nghiên cứu thực nghiệm- tội phạm học. Trong quan hệ với mục tiêu nghiên cứu thì có thể xem việc xây dựng giả thuyết là việc cụ thể hoá các mục tiêu nghiên cứu trên thực tế trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu đã được xác định. Hay có thể diễn đạt một cách khác, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là đưa ra giả định về câu trả lời cho câu hỏi là mục tiêu nghiên cứu. Mỗi đề tài có thể cỏ nhiều giả thuyết, cỏ giả thuyết chính và các giả thuyết hỗ trợ cho nó. số lượng giả thuyết được xác định bởi mục tiêu nghiên cứu. Giả thuyết có tính già định, cũng có thể có tính đa phương án và có thể có nhiều câu trả lời cho giả thuyết Giả thuyết được đặt ra là để chứng minh trong quá trình nghiên cứu. Giả thuyết được xây dựng phù hợp với loại nghiên cứu hay chức năng nghiên cứu.
Xuất phát từ hai loại câu hỏi nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học có thể xây dựng hai loại giả thuyết khác nhau. Đó là câu hỏi nghiên cứu mô tả và câu hỏi nghiên cứu kiểm chứng hay nghiên cứu giải thích. Trong khi nghiên cứu mô tả hỏi về trạng thái thực tế của các hiện tượng xã hội thỉ nghiên cứu giải thích : hỏi về những mối quan hệ giữa các hiện tượng xã hội khác nhau. Xuất phát từ loại câu hỏi nghiên cứu mô tả mà xây dựng giả thuyết mô tả và xuất phát từ loại câu hỏi nghiên cứu giải thích mà xác định giả thuyết giải thích hay giả thuyết nguyên nhân. Trong khi giả thuyết mô tả là loại giả thuyết nhằm thiết lập trạng thái thực tế của các hiện tượng xã hội thì giả thuyết nguyên nhân lại hướng đến việc tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng xã hội đã được nêu trong giả thuyết mô tả. Giả thuyết mô tả và giả thuyết nguyên nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giả thuyết mô tả là tiền đề, cơ sở cho việc xậy dựng giả thuyết nguyên nhân.
Ngoài ra, còn có hai loại giả thuyết khác được xây dựng phù hợp với hai loại nghiên cứu khác trong tội phạm học. Đó là giả thuyết dự báo và giả thuyết giải pháp. Giả thuyết dự báo được xây dựng trong nghiên cứu yề dự báo mà điẹn hình là trong nghiên cứu về dự báo tội phạm. Đó là giả thuyết về trạng thái của các hiên tượng xã hội, như của tội phạm tại một thời điểm hoặc trong môt khoảng thời gian nào đó trong tương lai. Còn giả thuyết giải pháp được xây dựng trong nghiên cứu vể giải pháp. Đó là phương án già định về một giải pháp. Ví dụ: Giả thuyết về giải pháp được đưa ra trong nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa loại tội phạm nào đó.

Việc xây dựng giả thuyết đòi hỏi phải đảm bảo giả thuyết không được trái với lí thuyết (dù là lí thuyết của khoai học nào) và có thể kiểm tra được trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Giả thuyết luôn đưa ra mối quan hệ giữa ít nhât hai biển, biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến độc lập là những biến mà sự thay đổi của chúng xuất hiền một cách độc lập không phụ thuộc vào sự thay đổi của các biến khác. Biến phụ thuộc là những biến mà sự biến đổi của chúng chịu sự tác động của biến độc lập hoặc do biến độc lập quy định. Ví dụ: Trong giả thuyết nguyên nhân thì biến độc lập là những hiện tượng, sự việc phản ánh nguyên nhân còn biến phụ thuộc là những hiện tượng, sự việc phản ánh kết quả.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét