Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

 Đó là ba hướng tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Cụ thể:
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới những người có nguy cơ phạm tội là nhằm kiểm soát, hạn chế, loại trừ điều kiện phạm tội cũng như nhằm giáo dục, răn đe để kiềm chế ý định phạm tội của họ.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới những người hoặc tổ chức có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm bao gồm các biện pháp ngăn ngừa được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ các đối tượng này cũng như các biện pháp cảnh báo để chính họ cỏ các biện pháp ngăn ngừa, tự bảo vệ mình.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường bao gồm các biện pháp phòng ngừa bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giảm thiểu các “tình huống tiêu cực” mà các tình huống này có thể góp phần tạo ra các “phẩm chất tâm lí tiêu cực” của con người cũng như góp phần thúc đẩy việc phạm tội ở người có “phẩm chất tâm lí tiêu cực”.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới ba hướng tác động này tạo thành hệ thống các biện pháp khác nhau, ưong đó có sự đan xen lẫn nhau, nhiều biện pháp phòng ngừa cùng hướng tới một hướng tác động và một biện pháp phòng ngừa có thể có ảnh hưởng đến nhiều hướng tác động khác nhau.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới các thành tổ tạo thành nguyên nhân của tội phạm là nhằm hạn chế, triệt tiêu hoặc “trung hoà” các thành tố này. Các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm rất đa dạng, gắn với tất cả các mặt của đời sống xã hội, luôn biến đổi theo sự phát triển kinh tế, xã hội; cơ chế hình thành và tác động của các thành tố này cũng rất phức tạp. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa tội phạm cũng không thể chỉ là các biện pháp đơn lẻ mà phải là hệ thống đồng bộ, được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tính lâu dài. Các biện pháp này là hoạt động chủ động không chỉ của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội và của tất cả mọi công dân ở khía cạnh này, có thể nói hoạt động phòng ngừa tội phạm là hoạt động công và hoạt động tư, là hoạt động liên tục, găn liên và có sự thay đổi linh hoạt cùng với quá trình phát triển của xã hội nói chung. Do tính hệ thống, tính liên tục và tính thay đổi linh hoạt như vậy mà khó có thể liệt kê được một cách đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể mà chỉ cố thể khái quát các nhóm biện pháp phồng ngừa tội phạm và các định hướng phòng ngừa tội phạm.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiềusách tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét