Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 4)

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 4)

4.Thuyết kiểm soát xã hội
Thòi gian: Từ năm 1950 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Travis Hirschi, Walter C.Reckless, Howard B.Kaplan.
Nếu như tội phạm học cổ điển khi nghiên cứu về tội phạm luôn đặt câu hòi đầu tiên là tại saố con người ta lại phạm tội và cố gắng tìm ra câu ừả lời thì thuyết kiểm soát xã hội lại đặt ra câu hỏi đầu tiên là tại sao những người khác không phạm tội mà chỉ có một số người phạm tội.
Thuyết kiểm soát xã hội đã coi vấn đề nhân cách lệch lạc của con người kết hợp với môi trường sống môi trường tiêu cực là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Trong thuyết kiểm soát xã hôi có nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu hơn cả là thuyết quy ước xã hội và thuyết ngăn chặn.
* Thuyết quy ước xã hội
Tác giả của thuyết quy ước xã hội là giáo sư, tiến sĩ Travis Hirschi (chuyên gia xã hội học Mỹ). Là người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland, vào năm 1969, ông đã cho ra đời cuốn sách “Nguyên nhân của tội phạm”. Trong cuốn sách này, ông cho rằng tội phạm là kết quả của sự yếu kém hoặc phá vỡ quy ước của cá nhân với xã hội. Đồng thời, ông cũng đưa ra luận điểm về kiểm soát xã hội đối vói cá nhân để hạn chế tội phạm.
Kiểm soát xã hội đối với hành vi của con người thông qua quy ước của cá nhân với xã hội và như vậy, quy ước xã hội có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong đó có tội phạm. Hirschi cho rằng, trong xã hội có tồn tại moi quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội. Một khi cá nhân tuân thủ tốt các quy ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi quy ước đó, giảm thiểu hành vi phạm tội. ông cho ràng mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội được giới hạn trong bốn điểm cơ bản sau:
+ Sự gắn bó: Sự gắn bó biểu hiện sự chia sẻ quyền lợi của cá nhân với những người khác trong xã hội. Sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng càng mật thiết thì việc thu nhận các quy tắc xã hội của cá nhân càng hiệu quả.
+ Sự cam kết: Một cá nhân có được sự cam kết tự nguyện về mục tiêu giáo dục, hoạt động nghề nghiệp lâu dài thì ít khi đi chệch khỏi mục tiêu đó và như vậy, họ ít đi chệch khỏi những quy tắc của xã hội, của pháp luật.
+ Sự ràng buộc: Khi các cá nhân có sự ràng buộc trong một thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội thì chắc chắn hiện tượng lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra.
+ Tín ngưỡng: Sự chia sẻ các giá trị và hệ thống các quan niệm đạo đức. Tín ngưỡng được quy vào giá trị tự thân. Nếu tín ngưỡng lành mạnh thì hành vi lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra.
Theo Hirschi, một cá nhân hội tụ đủ 4 đặc điểm này trong quan hệ với quy ước xã hội thì người đó rất ít có khả năng trở thành người phạm tội. Như vậy, nếu cá nhân được cộng đồng kiểm soát (thông qua mối quan hệ mật thiết với cộng đồng), bản thân cá nhân tự kiểm soát mình theo yêu cầu của xã hội, cá nhân có sự ràng buộc (được quản lí) trong một thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội và giữa các cá nhân có sự chia sẻ về các giá trị và các quan niệm đạo đức thì sẽ hạn chế được tội phạm.
Đồng thời, ông cùng với Gottữedson phát triển thuyết tự kiểm soát vào năm 1990. Hai ông cho rằng người phạm tội vẫn có khả năng kiểm soát đối với ham muốn của mình. Khi ham muốn cá nhân xung đột với lợi ích của xã hội, những người thiếu tự chủ, thiếu khả năng kiểm soát bản thân đã để cho ham muốn lấn át trong khoảnh khắc nhất định, dẫn đến có hành vi vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm. Do vậy, nếu quy ước xã hội giữa cá nhân và xã hội phát triển tốt sẽ tạo ra được cơ chế hiệu quả cho việc tự kiểm soát của cá nhân. Đồng thời, ông cũng cho rằng, tự kiểm soát là khái niệm quan trọng có thể giải thích tất cả các hình thức phạm tội cũng như các loại hành vi khác.
* Thuyết ngăn chặn
Tác giả của thuyết ngăn chặn là Walter C.Reckless. Trong cuốn “Vấn đề tội phạm”, ông cho rằng phần lớn các thuyết xã hội học tuy đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nhưng sự giải thích cũng như dự báo vẫn còn hạn chế. Theo ông, tội phạm là kết quả của áp lực xã hội tác động đến cá nhân, thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội cũng như sự thất bại của cá nhân chống lại áp lực đó. Reckless đã gọi cách tiếp cận của mình để tìm hiểu về tội phạm dưới góc độ tội phạm học là thuyết ngăn chặn. Vỉ dụ, xã hội luôn tôn trọng người giàu có, thành đạt, do áp lực này từ xã hội, một số cá nhân đã tự lựa chọn cho mình con đường phạm tội để nhanh chóng giàu có và thành đạt.
Đề phòng ngừa tội phạm, Reckless nhấn mạnh cân tiên hành ngăn chặn cả bên trong và bên ngoài. Đe ngăn chặn bên ngoài, ông cho răng xã hội, nhà nước, cộng đồng dân cư, các làng quê, gia đình, các nhóm hạt nhân khác có thể quản lí các cá nhân thông qua những ràng buộc chuẩn mực và đòi hỏi được châp nhận (đạo đức và pháp luật). Để ngăn chặn bên trong, thể hiện thông qua khả năng của cá nhân tuân thủ những chuẩn mực được đòi hỏi để người đó tự quản lí bản thân. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng ngăn chặn bên ứong thì hiệu quả khó khăn hon nhiều so với ngăn chặn bên ngoài việc thực hiện hành vi phạm tội.

Thuyết kiểm soát xã hội đã đặt ra vấn đề xây dựng cơ chế kiểm soát xã hội cũng như kiểm soát cá nhân của chính phủ và chính quyền các địa phương trong phòng ngừa tội phạm, nếu chính phủ và chính quyền các địa phương làm tốt công tác này thì sẽ giảm thiểu hiệu quả ti lệ tội phạm trong xã hội. Tuy nhiên, một số nhà tội phạm học Mỹ đã chỉ trích quan điểm của hai ông khi cho ràng thuyết tự kiểm soát có hạn chế là chưa xác định được rạch ròi thế nào là tự kiểm soát với xu hưởng phạm tội của cá nhân.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghiên cứu tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét