Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 3)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 3)

Tóm lại, tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lí về hình sự mà trong đó có tội phạm đã được khẳng định qua bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm) và kết quả này đã được thể hiện trong thông kê tội phạm. Xét về nội dung, đây là các trường hợp đã được khẳng định chắc chắn nhất là tội phạm và xét về hình thức là các trường hợp đã được ghi nhận chính thức. Theo đó, tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng định hoặc chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án két tội có hiệu lực pháp luật hoặc về hình thức chưa được ghi nhận chính thức toong thống kê tội phạm.
Tội phạm rõ và tội phạm ẩn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hầ, tội phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần của tội phạm đã xảy 11 có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn” càng nhỏ và ngược lại. Phần rõ là phần mà cớ thể được khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó, phàn ẩn là phàn mà không thể có được sự khẳng định chắờị chắn vì chỉ dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần rõ là một trong các cơ sở của sự suy đoán này.
Tội phạm nói chung cũng như nhóm tội phạm hay tội cụ thể đều có phần ẩn. Mức độ ẩn ở những đơn vị thời gian, không gian khác nhau cũng như ờ những nhóm tội hoặc tội khác nhau đều có thể có sự khác nhau. Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 BLHS) được coi là một trong những tội có độ ẩn thấp; trái lại, tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) được coi là các tội có độ ẩn cao. Lí do của sự khác nhau về độ ẩn cũng rất khác nhau nhưng trong đó có thề có lí do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm.
Tội phạm rõ so với tội phạm thực tế có thể đạt các tỉ lệ khác nhau ờ các phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý nghĩa đặc biệt vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu phần còn lại của tội phạm - Phần ẩn hay tội phạm ẩn.
Nghiên cứu tình hình tội phạm là nghiên cứu tình hình tội phạm thực bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. “Bức tranh” thực của tội phạm phải là “bức tranh” tổng họp của cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. về lí thuyết, khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thể, chúng ta phải bắt đầu và chủ yếu nghiên cứu tội phạm rõ. Các mô tả, đánh giá, giải thích cũng như dự liệu trước hết và chủ yếu là dựa trên tội phạm rổ. Nghiên cứu tội phạm ẩn được tiến hành sau và kết quả của nó chỉ được sử dụng có tính tham khảo thêm khi

Ngoài ra, còn có thể tham khảo các số liệu về tin báo tội phạm, về khởi tố vụ án, khởi tố bị can, về truy tố v.v. khi đánh giá phần ẩn cùa tội phạm nghiên cứu tình hình tội phạm.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét