Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

CÁC YẾU TỐ CÓ VAI TRÒ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 5)

YẾU TỐ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ THÀNH NẠN NHÂN(Phần 7)

Thời gian và địa điểm
Thời gian và địa điểm luôn đóng vai ưò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Ngươi phạm tội luôn luôn biết tận dụng khoảng thời gian và những địa điểm thuận lợi cho quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Thời gian, địa điểm thuận lợi thường là những lúc, những nơi vắng vẻ, ít người. Ví dụ, thời gian buổi trưa, buổi tối, đêm khuya, những nơi xa dân cư như cách đông, bãi tha ma hay những đoạn đường vắng người qua lại, thậm chí trong nhà nhưng ở những thời điểm người lớn đi vắng hết chỉ còn người già và trẻ em. Mỗi loại tội phạm có những khoảng thời gian và địa điểm thích hợp cho việc thực hiện hành vi phạm tội.
Những người có các hoạt động phù hợp với thời gian và địa điểm đặc trưng của các tội phạm này sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm. Tội hiếp dâm thường xảy ra ở những nơi và ừong những khoảng thời gian vắng vẻ. Tội cướp giật thường xảy ra tiện các đoạn đường lớn, có nhiều nhánh đường cắt ngang và có mật độ người không quá đông. Một số tội phạm như cố ý gây thương tích, trộm cắp, cướp thường xảy ra cuối tuần, ở những nơi xa nhà và thường vào ban đêm.
Yếu tố nghề nghiệp
Yếu tố nghề nghiệp cũng là yếu tố có vai trò khá quan ừọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Một số người do đặc thù nghề nghiệp nên thường là mục tiêu nhăm đên của nhiêu loại tội phạm. Trong số những nghề nghiệp có nguy cơ dễ bị tội phạm xâm hại, trước hết phải kể đến nhóm người làm nghề lái xe ôm, lái xe taxi kinh doanh vàng bạc, kinh doanh hàng hoá đắt tiền, cho thuê xe ô tô... Đây là những người dễ trở thành nạn nhân của các tội cướp tài sản hay giểt người và cướp tài sản, nhất là khi những người này làm nghề trong những điều kiện thời gian và địa điểm thuận lợi cho hành vi phạm tội như đi xe vào những nơi vắng vẻ, vào đêm khuya, cửa hàng vàng bạc nằm ở những nơi vắng vẻ, có ít người... Nhóm người khác là người làm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như cảnh sát giao thông, công an, kiểm lâm... do việc thi hành công vụ tác động đến lợi ích của người khác nên họ dễ trờ thành nạn nhân của các tội chống người thi hành công vụ.
Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội

Mối quan hệ giữa nạn nhân vắ người phạm tội cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Các mối quan hệ xã hội có thể được chĩa thành các nhóm sau: Các mối quan hệ gần gũi (gia đình, bạn tình); các mối quan hệ bạn bè thân thiết; các mối quan hệ quen bíễt (bạn bè, hàng xóm, láng giềng, công tác, hành chính, cộng đồng); các mối quan hệ mới thiết lập và các mối quan hệ không quen biết (các mối quan hệ hoàn toàn xa lạ).

Đọc thêm tại:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét