Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 1)

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 1)

Để hiểu về quá trình nghiên cứu tội phạm học không thể không xuất phát từ quan niệm chung về quá trình nghiên cứu khoa học. Theo ông Vũ Cao Đàm: “Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học chẳng qua là quả trình tìm ỉdếm các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học, tức luận điểm khoa học của nhà khoa học ứng với mỗi loại nghiên cửu trong tội phạm học, quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học là quá ừình tìm kiếm các luận cứ thực tiễn để chứng, minh hoặc bác bỏ già thuyết dưới dạng là “một hoặc một sổ nhận định sơ bộ về kết quả cuối cùng” của nghiên cứu tội phạm học hay gọi là luận điểm khoa học của nhà tội phạm học.
Xét về nội dung hoạt động, quá trình nghiên cứu khoa học nói chung cũng như quá trình nghiên cứu tội phạm học nói riêng bao gồm hai loại hoạt động cơ bản: Tìm kiểm luận cứ khoa học và tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học. Cụ thể, nghiên cứu tội phạm học là quá trình thu thập dữ liệu thực tiễn và quá trình xừ lí dữ liệu, kiểm chứng giả thuyết được đưa ra. Khi thực hiện mỗi loại hoạt động cơ bản này, các nhà nghiên cứu tội phạm học cần thiết phải áp dụng những phương pháp thích hợp. Theo đó, cũng có thể phân chia các phương pháp nghiên cứu thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn bao gồm phương pháp tiếp cận để thu thập dữ liệu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Thứ hai là nhóm phương pháp sắp xếp luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học bao gồm các phương pháp xử lí dữ liệu và phương pháp kiểm chứng giả thuyết bằng chứng minh hay bác bỏ giả thuyết khoa học.
Xét về tiến trình thực hiện quá trình nghiên cứu tội phạm học, cấc nhà nghiên cứu đã cỏ những cách phân chia khác nhau và mô tả với mức độ chi tiết khác nhau về các giai đoạn nghiên cứu tội phạm học. Tuy nhiên, xét về logic thì quá trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học nào cũng qua ba giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu;
-Giai đoạn điều tra thu thập dữ liệu và
-Giai đoạn đánh giá, tổng kết.
Trong đó, giai đoạn xây dựng đề cương bao gồm các bước chính:
+ Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu;
+ Xây dựng giả thuyết nghiên cứu;
+ Xác định phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập dữ liệu, Thao tác hoá khái niệm;
+ Xác định phương pháp chọn mẫu.
Giai đoạn điều tra thu thập dữ liệu bao gồm:
+ Thực hiện điều tra - thu thập dữ liệu và + Chỉnh lí dữ liệu.
Giai'đoạn đánh giá, tổng kết bao gồm:
+ Xử lí dữ liệu;

+ Kiểm chứng giả thuyết và rút ra kết luận để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét