Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 5)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 5)

Chống tội phạm còn có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm theo hướng thứ tư khi các biện pháp hình sự không chỉ bó hẹp là các hình phạt cỏ tính truyền thống mà còn được mở rộng thêm hệ thống hình phạt bổ sung có tính phòng ngừa và' các biện pháp có tính phòng ngừa mà trong luật hình sự Việt Nam hiện nay, các biện pháp này được gọi là các biện pháp tư pháp. Đây là các hình phạt bổ sung và các biện pháp khác có tính hình sự nhưng mục đích chính là nhàm phòng ngừa tội phạm. Theo BLHS Việt Nam các hình phạt bổ sung có tính phòng ngừa gồm hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36); hình phạt cấm cư trú (Điều 37) và hình phạt quản chế (Điều 38). Các biện pháp tư pháp có tính phòng ngừa theo BLHS Việt Nam gồm biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 43); biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trưởng giáo dưỡng (Điều 70).
Với hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm như vậy việc chống tội phạm sẽ phát huy được vai trò phòng ngừa tội phạm khi áp dụng đúng và kịp thời các biện pháp phòng ngừa tội phạm này.
Chống tội phạm không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến phòng ngừa tội phạm mà kết quả của nó còn là cơ sở cho việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đề đề ra biện pháp phòng ngừa tội phạm thích hợp. Điều 27 BLTTHS đã thể hiện ý nghĩa này Của chống tội phạm qua khẳng định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự 'như sau: “Trong quá trình tiến hành tổ tụng hình sự, cơ quan điều trứ, việc kiểm sát và toà án cổ nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điểu kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa... ”.
- Chống tội phạm vừa là bộ phận không thể thiếu của phòng ngừa tội phạm nhưng đồng thòi cũng là mặt khác của phòng ngừa.
-Về các hình phạt và các biện pháp có tính phòng ngừà tội phạm có thể chống ta phải xem xet, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác để có thể bổ sung thêm hoặc hoàn thiện nội dung của các hình phạt và biên pháp trừng trị tội phạm. Phòng tội phạm và chống tội phạm là hai mặt không tách rời của thể thống nhất.

Chống tội phạm có hiệu quả không thể tách rời việc chống các vi phạm pháp luật. Tính nghiêm minh của pháp luật không chỉ đòi hỏi “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chỏng, công minh theo đủng pháp luật... ” mà còn đòi hỏi các vi phạm pháp luật khác cũng phải được phát hiện và xử lí kịp thời, công minh. Tội phạm và vi phạm pháp luật là hai hiện tượng xã hội tiêu cực cùng tồn tại song song nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  sách tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét