Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 4)

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 4)

Tiếp theo, bước lựa chọn phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập dữ liệu thích họp trong số các phương pháp được trinh bày ở phần sau. Phương pháp thu thập dữ liệu cần được lựa chọn cho phù hợp với phương pháp tiếp cận. Sau đó việc xác định phương pháp chọn mẫu cũng được thực hiện nếu cách tiếp cận bộ phận được lựa chọn làm cách tiếp cận để thu thập dữ liệu thực tiễn trong nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Khi thực hiện bước này đòi hỏi người nghiên cứu phải lựa chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu nhất định (có thể trong số các phương pháp chọn mẫu được giới thiệu ờ phần sau). Qua đó bộ phận các đơn vị mà không phải là tổng thể các đơn vị thuộc đối tượng điều ưa được lựa chọn để tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu.
(1). Xem: Bemd-Dieter Meier (Professor an der Univcrsitael Hannover), Kriminologie, Verlag C.H. Beck Mucnchen, 2005, tr. 95.
(2). Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. 2005, tí. 43 - 44.
Thao tác hoá khái niệm là bước quan trọng trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cửu thực nghiệm tội phạm học. Thao tác khái niệm hay còn gọi là thao tác các biến là việc cụ thể hoá, đơn giải hoá các khái niệm được thể hiện trong các biến bằng cách chỉ ra các chiều cạnh của khái niệm qua các đặc tính (chỉ báo) để có thê đo lường được các biến. Đây có thể được coi là thao tác biên các khái niệm ở mức độ trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm ờ mức độ cụ thể hơn, đơn giản hơn và dựa vào đó có thể tiến hành thu thập dữ liệu thực tiễn về chúng. Ví dụ: Trong giả thuyết khẳng định có mối quan hệ giữa “hành vi của người mẹ” và “hành vi của đứa trẻ phải xác định rõ hành vi nào là “hành vi của người mẹ” và hành vi nào là “hành vi của đứa trẻ” được nghiên cứu.
Bước xác định phương pháp chọn mẫu cũng được thực hiện nếu cách tiếp cận bộ phận được lựa chọn làm cách tiếp cận để thu thập dữ liệu thực tiễn trong nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Khi thực hiện bước này đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định lựa chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu nhất định (cố thể trong sổ các phương pháp chọn mẫu được giới thiệu ở phần sau). Qua đó, bộ phận các đơn vị mà không phải là tổng thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra được lựa chọn để tiến hành điều tra - thu thập dữ liệu.
 (1) Xem- Phạm Văn Quyết I Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
(2) Xem- Hans-Dieter Schwind, Kriminologie- Eineprcaisarieniierte Einfuehrung mit Beispielen, Sđd., tr. 168.
Giai đoạn thực hiện điều tra - thu thập dữ liệu là giai đoạn thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn đã được lựa chọn và kiểm tra, chỉnh lí dữ liệu được thu thập để khắc phục những sai sót nếu có.
Giai đoạn đánh giá, tổng kết Giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học được bắt đầu với việc xử lí dữ liệu. Trong đó, xử lí dữ liệu là quá trình tổng hợp các dữ liệu cá biệt thành các dữ liệu tổng thể để xây dựng luận cứ thực tiễn, chuẩn bị cho việc kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. Đây là quá ừình thực hiện phương pháp xử lí dữ liệu (được trình bày cụ thể ở phần sau) thích hợp với loại dữ liệu định lượng hay định tính được thu thập từ giai đoạn điều tra - thu thập dữ liệu.

Kiểm chứng giả thuyết là quá trình thực hiện phương pháp chửng minh giả thuyết hay thực hiện phương pháp bác bỏ giả thuyết (được trình bày ở phần sau).

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghiên cứu tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét