Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ và về tính chất theo thời gian ừong đơn vỉ thời gian xác định.
Diễn biến của tội phạm là một ừong những nội dung của tình hình tội phạm mà việc phân tích nội dung này cho phép dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo.
Để đánh giá nội dung này của tình hình tội phạm người nghiên cứu phài dựa trên các kết quả thu được về thực trạng của tội phạm theo từng năm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Kết quả phản ánh thực trạng của tội phạm ở năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu được coi là kết quả gốc. Kết quả thu được về thực trạng của tội phạm trong các năm tiếp theo được đối chiếu với kết quả gốc và với kết quả của năm trước đó. Ket quả so sánh cho phép người nghiên cứu khẳng định xu hướng vận động và mức độ vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu (5 năm, 10 năm hoặc một đơn vị thời gian nhất định khác). Xét về mức độ, đó có thể là: tương đối ổn định, có xu hướng tăng, có xu hướng giàm hoặc trong tình trạng dao động khi tăng khi giảm. Xét về tính chất, có thể có các nhận xét về sự ổn định hay thay đổi của tính nghiêm trọng nói chung hay của tính nghiêm trọng ở một khía cạnh cụ thể như khía cạnh tái phạm, khía cạnh chủ thể là người chưa thành niên hay khía cạnh mức độ, tính chất của hậu quả cùa tội phạm V.V..
Như đã trình bày, đánh giá tình hình tội phạm đòi hỏi phải đánh giá tình hình tội phạm thực, bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Đặc biệt, khi đánh giá diễn biển của tội phạm lại càng phải chú ý đến điểu này. Đánh giá diễn biến của tội phạm khi dựa trên số liệu tội phạm rõ chỉ đảm bảo độ chính xác khi độ ẩn có sự ổn định tương đối.
Hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm các tác giả nghiên cứu thường chỉ đề cập sự diễn biến về mức độ. Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về tổng tội phạm đã xảy ra và tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó.
 Đánh giá về diễn biến của tội phạm như vậy mới chỉ là đánh giá sự thay đổi của tội phạm xét về mức độ. Đánh giá này chưa phản ánh được đầy đủ sự thay đổi cùa tội phạm vỉ chưa đánh giá được sự thay đổi của tội phạm xét về tính chất. Đe đánh giá được đúng sự vận động của tội phạm xét về tính nghiêm trọng cần phải xét cả hai sự vận động ,vận động của tội phạm xét về mức độ và vận động của tội phạm xét về tính chất. Hai sự vận động này có thể không tỉ lệ thuận với nhau và cũng có thể không cùng “tốc độ”.

Như vậy, ngoài hai loại số liệu về mức độ các số liệu khác phản ánh các cơ cấu bên trong của tội phạm đều phải được đánh giá để có được nhận xét về xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất. Các loại số liệu này không có tính cố định như hai loại số liệu phản ánh sự vận động của tội phạm xét về mức độ, Tùy từng loại tội phạm được nghiên cứu mà cần. Có các số liệu tương ứng của các cơ cấu khác nhau của tội phạm mà các cơ cấu đó phản ánh được thực trạng của tội phạm xét về tính chất.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét