Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

CÁC YẾU TỐ CÓ VAI TRÒ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

YẾU TỐ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ THÀNH NẠN NHÂN (Phần 1)

1. Các yếu tố thuộc về cá nhân con người trong việc thức đây nguy cơ trử thành nạn nhân của tội phạm
Trong các yếu tố thuộc về cá nhân con người có vai trò tác động, thúc đẩy làm gia tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, trước hết phải kể đến những đặc điểm tâm, sinh lí của nạn nhân. Các đặc điểm tâm, sinh lí của con người đóng vai trò đáng kể trong việc tạo điều kiện thúc đẩy quá ừình trở thành nạn nhân của tội phạm. Các đặc điểm tâm, sinh lí của con người trước hết tác động đến việc thực hiện hành vi của họ thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ hay hành động. Chính những lời nói, cử chỉ hay hành động này trong những tình huống cụ thể đã góp phần kích thích, thúc đẩy làm phát sinh hành vi phạm tội. Các đặc điểm tâm, sinh lí có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát sinh tội pham hết phải kể đến những đặc điểm sinh học di truyền như khí chất nóng nảy, cục cằn, thô lỗ hay sự dâm đãng, háo sắc.
Do khí chất nóng nảy, cục cằn, thô lỗ, khả năng tự kiềm chế kém nên một số người trong các mối quan hệ xã hội, nhất là khi gặp các tình huống không thuận lợi trong cuộc sống đã có các hành vi, xử sự không chỉ không làm hài lòng người khác mà còn làm nảy sinh những sự phản kháng ở họ. Trong những tình huống nhạy cảm như khi bị tắc đường, khi bị va chạm trong giao thông, khi phải xếp hàng chờ một dịch vụ nào đó... chỉ cần những lời nói, cử chỉ không đúng mực, văng tục, chửi thề... sẽ làm kích động người khác và nếu những người này cũng là những người nóng nảy, thiếu kiềm chế thì tất yếu sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, những phẩm chất tâm lí lệch lạc như lòng tham, sự ích kỉ thậm chí coi thường các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, quá đề cao giá trị đồng tiền, coi thường tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, thậm chí cả thói quen hưởng thụ, lười nhác, sự háo sắc... đặt trong những tình huống tiêu cực cụ thể cũng dễ làm phát sinh các hành vi, cử chỉ, lời nói thúc đẩy sự hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện tội phạm ở những người khác. Một sổ người do quá hám lợi đã dễ dàng bị những người khác thực hiện các hành vi lừa đảo như dụ mua hàng giả với giá rẻ, rủ đi làm ăn ở thành phố, biên giới rồi lừa bán cho các mại dâm... 

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét