Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 4)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 4)

Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu tội phạm học thường áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu chính sau:
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp quan sát có tham gia;
- Phương pháp điều tra bằng hỏi 1 trả lời (gồm: Điều tra băng bảng hỏi; phòng vấn và điều tra tự thuật);
- Phương pháp nghiên cứu trường họp;
- Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu.
Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể được phân loại theo các cách khác nhau. Căn cứ vào cách thức tiến hành, có thê phân chia các phương pháp thu thập dữ liệu thành phương pháp thực nghiệm và các phương pháp quan sát hay phi thực nghiệm (bao gồm các phương pháp cọn lại). Căn cứ vào tính chất của dữ liệu được thu thập cỏ thể phân chia thành các phương pháp thu thập dữ liệu định lượng và các phương pháp thu thập dữ liệu định tính. Căn cứ vào nguồn gốc dữ liệu được thu thập có thể phân chia thành phương pháp thu thập dữ liệu mới và phương pháp thu thập dữ liệu sẵn có (được người khác thu thập ban đầu vì mục đích khác). Đây cũng có thể gọi là sự phân biệt giữa nhương pháp thu thập dữ liệu mới và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu).
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập dữ liệu từ những quan sát về tác động của những biến đổi được gây ra có chủ định cho một yếu tố (biến độc lập) đối với một yếu tố khác (biến phụ thuộc). Để thực hiện phương pháp này trong nghiên cứu tội phạm học cần phải lựa chọn hai nhóm thuộc đối tượng nghiên cửu: Nhóm thực nghiệm và nhỏm kiểm tra. Nhóm thực nghiệm là nhóm nhận được điều kiện thực nghiệm, như sự xử lí hay can thiệp có chủ định ở những biến độc lập. Sau khi thực hiện sự xử lí hay can thiệp sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về kết quả thay đổi của những tác động này bằng cách so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra ở những biến phụ thuộc. Vỉ dụ: So sánh mức độ tái nghiện của nhóm người được thực hiện biện pháp hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng để có việc làm (nhóm thực nghiệm) sau ba năm với nhóm người tương ứng không được áp dụng biện pháp này (nhóm kiểm tra).
Trong nghiên cứu tội phạm học có hai cách chọn nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra. Đó là cách chọn ngẫu nhiên và cách chọn tương xứng. Cách chọn ngẫu nhiên là cách chọn truyên thống của phương pháp thực nghiệm theo đúng nghĩa. Còn cách chọn tương xứng là cách chọn cùa thực nghiệm gần giống. Cách chọn tương xứng là cách chọn căn cứ vào sự tương xứng vê một số đặc điểm, giới tính... của những người được chọn vào nhóm thực nghiệm hay nhóm kiểm tra.
-Điều tra tự thuật: Điều ưa tự thuật là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách hòi Phương pháp thực nghiệm thường được áp dụng ữong nghiên cứu giải thích về nguyên nhân của tội phạm và đánh giá về hiệu quả kiềm chế và ngăn ngừa tội phạm của hoạt động của các cơ quan kiểm soát tội phạm như cảnh sát, kiêm sát, toà án và thi hành án hình sự.

Quan sát có tham gia: Quan sát có tham gia là một loại quan sát. Trong đó, quan sát được hiểu là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác nghe, nhìn. Nguồn thông tin ờ đây là toàn bộ hành vi cùa người được quan sát và dừ liệu là toàn bộ những ghi chép, hình ảnh từ quan sát. Trong xã hội học, người ta có thể phàn chia phương pháp thành nhiều loại quan sát khác nhau, trong đó có quan sát có tham gia và quan sát không có tham gia. Quan sát có tham gia là quan sát mà người quan sát tham gia vào hoạt động của những người được quan sát. Đây là loại quan sát được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học vì tính có hiệu quả cao horn của nó.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: trắc nghiệm tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét