Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 5)

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 5)

 5.Thuyết xung đột
Nhà tư tường có công dẫn đến sự ra đời cùa các thuyết xung đột trong tội phạm học là Karl Marx (thường được phiên âm tiếng Việt là Các Mác).
Theo Marx, trong bất kì xã hội tư bản nào đều có hai giai cấp cơ bản: 1) Giai cấp vô sản là giai cấp chiếm số đông trong xã hội, không có tư liệu sản xuất và là giai cấp không có quyền lực trong xã hội. 2) Giai cấp tư sản là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại chiếm hữu tư liệu sản xuất và là giai cấp có quyền lực trong xã hội. Từ đó dẫn đến xung đột quyền lợi giai cấp sâu sắc, hình thành cuộc đấu tranh giai cấp. Như vậy, nguồn gốc của tội phạm là do xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng trong xã hội. Quan điềm này của Marx đã phản ánh được phần nào nguyên nhân của tội phạm, tuy nhiên, lại chưa giải thích được nguyên nhân phạm tội giữa những người nghèo với nhau, hoặc giữa những người giàu với nhau. Thực tế cho thấy, ữong xã hội cỏ một số tội phạm nảy sinh do xung đột quyền lợi giai cấp, túy nhiên có những tội phạm xảy ra chẳng liên quan gì đến giai cấp. Ví dụ như tội phạm mua báii phụ nữ hoặc tội phạm ma túy, tội phạm tham nhũng...
Nhiều nhà tội phạm học chịu ảnh hưởng tư tưởng của Marx và từ đó hình thành các thuyết xung đột xã hội ừong tội phạm học. Trong đó có các thuyết sau:
* Tội phạm học cấp tiến Thời gian: Từ năm 1960 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Ralf Dahrendorf, George B.Vold, Austin Turk, William Chambliss, Richard Quiney.
- Tội phạm học cấp tiến thời kì đầu
Người có công dẫn đến sự ra đời tội phạm học cấp tiến là George B.Vold. Vào năm 1958, ông xuất bản cuốn “Tội phạm học lí thuyết” (Theoretical Criminology). Thay vì giải thích tội phạm như là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, ông nhấn mạnh cần nhận thức tội phạm như là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. ông đã mô tả nguyên nhân của tội phạm là xung đột về chính ừị giữa các nhóm người trong cuộc đấu tranh vì quyền lực, kiểm soát và các điều kiện sinh tồn. Các quyền lợi và nhu cầu của các giai cấp có tác động qua lại với nhau đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các giai cấp để duy trì hoặc mở rộng vị thể kiểm soát của giai cấp này vói giai cấp khác (về tài sản, giáo dục, việc làm, luật pháp...). Cuộc cạnh ừanh này được thể hiện như là cuộc đấu tranh hoặc xung đột chính trị giữa giai cẩp cỏ quyền lực nắm quyền làm luật, kiểm soát pháp luật với giai cấp khác - những người này lại chiếm số đông trong xã hội. Ông nhấn mạnh: “Toàn bộ quá trình chỉnh trị của lập pháp, vi phạm pháp luật, tuân thủ pháp luật phản ánh một cách trực tiếp những xung đột cơ bản, sâu sắc về quyển lợi giữa các nhóm người... Những người làm ra pháp luật với sự kiểm soát quyền lực và làm ra chính sách cỏ quyền xác định những hành vi nào bị coi là tội phạm”.Theo Vold, nhóm người quyền lực ưong xã hội sẽ làm ra luật để bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Và như vậy, tội phạm sẽ là những hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích của thiểu số người có quyền lực trong xã hội.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét