Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 3)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 3)

 Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu tội phạm học có hai nhóm cách chọn mẫu Thứ nhất là nhóm cách chọn mẫu xác xuất và thứ hai là nhóm cách chọn mẫu phi xác xuất. Một số cách chọn mẫu tiêu biểu thuộc nhỏm thứ nhất là cách chọn mẫu ngẫu nhiên đon giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu phân tầng. Nhóm thứ hai bao gồm các cách tiêu biểu như chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đoán, chọn mẫu tự nguyện.
Trong các cách chọn mẫu nêu trên, các cách chọn mẫu xác xuất được sử dụng phổ biến hơn vì đảm bảo được cao nhất vể độ tin cậy và tính đại diện của các dữ liệu được thu thập từ các đon vị được chọn mẫu. Các cách chọn mẫu phi xác xuât mang tính khoa học ít hơn nên ít khi được dùng để thu thập dữ liệu cơ bản của nghiên cứu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mà đơn vị được chọn và đơn vị không được chọn có khả năng tham gia như nhau vào sự lựa chọn. Hay nói cách khác là xác xuất lựa chọn của mỗi đơn vị ừong tổng thể đối tượng điều tra là ngang nhau. Ví dụ: Chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách rút thăm hoặc chọn số ngẫu nhiên bằng chương trình thống kê ừên máy tính.
(1)     .Liên quan đến nội dung này có thể tìm hiểu thêm về điều tra chọn mẫu trong Giáo trình thống kê tư pháp cùa Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997. tr. 210.
(2) Về các phưorng pháp chọn mẫu có thể xem: Phạm Văn Quyết I Nguyền Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứuxă hội học, Sđd., tr. 216-238; Vũ Cao Đàm, Phương pháp Jluộn nghiên cứu khoa học, Sđd., tr. 92-93.
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Chọn mẫu hệ thống là chọn những đơn vị có số thứ tự bất kỳ và có khoảng cách bằng nhau. Vỉ dụ: Nếu chọn 100 đơn vị trong các đơn vị được đánh sổ thứ tự tiên tục đến từ 1 đến 1000 thì khoảng cách giữa các đơn vị là 10 và có thể chọn ngẫu nhiên số đầu tiên có số thứ tự là 7 và các số tiếp theo là 17, 27, 37...
Chọn mẫu phân tầng: Chọn mẫu phân tầng thường được áp dụng cho các đối tượng điều tra gồm nhiều nhóm, lóp không đồng nhất. Khác với chọn mẫu ngẫu nhiên, trong cách chọn mẫu này, các đơn vị điều tra được phân thành các lớp (tầng) hoặc nhóm khác nhau theo những đặc điểm nhất định (như theo giới tính, theo độ tuổi...), sau đó mới chọn theo cách ngẫu nhiên đơn giản hay ngẫu nhiên hệ thống từ các lóp đó theo tỷ lệ nhất định phù hợp với cỡ mẫu đã xác định.
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu được thực hiện thuận tiện cho công tác tổ chức điều ứa, như chọn những người qua đường, những người trong một quán ăn... để phỏng vấn.
Chọn mẫn phán đoán: Chọn mẫu phán đoán là cách chọn các đơn vị tiến hành điều tra ữên cơ sỏ' phán đoán của người nghiên cứu là có những đặc điểm của đối tượng cần điều tra. Ví dụ: Người điều tra có thể phán đoán những người nào là gái mại dâm tại các tụ điểm mại dâm và lựa chọn họ để phỏng vấn.

Chọn mẫu tự nguyện: Chọn mẫu tự nguyện là cách chọn mẫu thông qua những người tự chọn mình vào mẫu chứ không phải qua người điều tra. Ví dụ: Những người tự nguyện trả lời trong các cuộc trưng cầu ý kiến qua bưu điện hoặc qua báo chí...

Đọc thêm tại:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét