Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

KHÁI NIỆM NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

KHÁI NIỆM NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

Khái niệm nạn nhân của tội phạm
 Khái niệm nạn nhân của tội phạm đã được các nhà nghiên cứu tội phạm học ưanh luận từ giữa thế kỉ XX. Tuy còn nhiều quan điểm chưa thong nhất nhưng các tranh luận về nạn nhân của tội phạm đều theo hai xu hướng: Xu hướng xác định nạn nhân theo nghĩa hẹp và xu hướng xác định nạn nhân theo nghĩa rộng. a. Khái niệm nạn nhăn của tội phạm theo nghĩa hẹp Xu hướng xác định nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp đã được nhiêu học giả trên thế giới đưa ra. Học giả Hans von Hentig - một trong những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu nạn nhân đã quan niệm nạn nhân là cá nhân con ngưòi. Theo ông, nạn nhân của tội phạm là những người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại đối vói các quyền và lợi ích hợp pháp và trên thực tế phải chịu những tổn hại về vật chất hoặc sức khoẻ, tính mạng, tinh thần|9 Theo quan điểm của Haiz Zip thì nạn nhân của tội phạm ừong tội phạm học là tất cả những người bị hành vi phạm tội xâm hại, bất kể người phạm tội có bị truy cứu TNHS hay không bị truy cứu TNHS, trong những trường họp người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án. Quan điểm này cũng đồng quan điểm với Willem Hendrik Nagel: Nạn nhân của tội phạm là những người bị người phạm tội xâm phạm các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Viktimologie-Wissenschaft vom Verbrechensopíer, Tiibingen 1975.tr. 10...;.'
 Hiệp định khung về địa vị của nạn nhân trong tố tụng hỉnh sự ở châu Âu (Framework Decision on the standing of victims in criminal proceedings) đã định nghĩa tại Điều 1:
“Nạn nhân được hiểu theo nghĩa là thực thể tự nhiên đã bị xâm phạm gây tổn thất về thể chất, tỉnh thần, tình cảm hoặc về kinh tế cỏ nguyên nhân trực tiếp từ hành vỉ vi phạm luật hình sự của một nước thành viên.
Từ các quan điểm và định nghĩa trên, có thể đưa ra định nghĩa nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp như sau:
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân đã chịu thiệt hại về tỉnh mạng, sức khoẻ, tinh thẩn, tĩnh cảm, tai san hoắc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra.
Nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp bao gồm hại đặc điểm cơ bản sau đây:
- Nạn nhân của tội phạm là con người tự nhiên (thể nhân).
- Đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản là hậu quả trực tiếp của tội phạm.
(1) Xem thêm: Hans loachim Schneider, Sdd., tr. 1Q.
(2) Xem thêm: Hans Joachim Schneider, Sđd., tr. 10.

(3) Xem: Điều 1 của Framework Decision on the standing of victims in criminal proceedings.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: trắc nghiệm tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét