Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM  (Phần 4)

Mối quan hệ gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, cần phải đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ I không lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng,  hàng xóm hay bạn bè. Những mối quan hệ không lành mạnh rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội, nhất là các tội phạm liên quan đến tình dục, lừa đảo hay lậm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Kinh tế phát triển, các mối quan hệ xã hội được mở rộng là điều kiện tốt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhiều mối quan hệ xã hội cũng làm gia tăng rủi ro và nguy cơ dễ bị hành vi phạm tội xâm hại. Đặc biệt là sự bùng nổ của công  nghệ thông tin đã làm cho mọi người có thể dễ dàng liên hệ, kết nối với nhau.
 Điều đó càng làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm đối với những người cả tin, thích kết bạn qua mạng, thích phiêu lưu mạo hiểm. Trong các mối quan hệ cũng cần kể đến mối quan hệ công tác giữa nạn nhân và người phạm tội. Do ảnh hường của thói quen hách dịch, cửa quyền, thiếu tôn trọng người dân hay do đặc điểm nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lợi ích của một số người mà một số cán bộ, viên chức với các hành vi, xử sự cùa mình đã tác động làm phát sinh và thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Do đó, loại trừ các thói quen xấu, xây dựng văn hoá công sở, nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử cũng là biện pháp quan trọng, hạn chế đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của nhỏm người này. cần phải có những cảnh báo liên tục về sự phức tạp và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm ừong các mối quan hệ này để giúp các cá nhân cỏ thể nâng cao hiểu biết, tăng cường khả năng tự bào vệ để phòng ngừa rủi ro và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Một giải pháp rất quan trọng đó là xây dựng các chương trình và thành lập các tổ chức bảo vệ những người cỏ nguy cở nạn nhân hoá cao. Như ừên đã phân tích, một số nhóm người dơ những đặc điểm tâm, sinh lí mà khả năng tự bảo vệ rất hạn chế. Đó là nhóm phụ nữ, ữẻ em, ngườỉ già, người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần. Những nhóm người này đang ngày càng được các đổi tượng phạm tội hướng đến. Chính vì vậy thiết lập cơ chế bảo vệ những nhóm người này đang là yêu cầu cấp bách. Mô hình tự quản hay dân phòng đang phát huy tác dụng nhung vẫn chưa thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích ehính đấng của cá nhân, tổ chức, nhất là đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội. cần phải có những tổ chức đặc thù để trợ giúp và bảo vệ những nhóm người này. Những tổ chức này phải có mối liên hệ mật thiết vớicác đối tượng được trợ giúp và bảo vệ. Lực lượng này phải luôn có mặt kịp thời khi nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại sắp xảy đến hay khi các đối tượng này có nhu cầu cần được trợ giúp hay bảo vệ. Muốn vậy các tổ chức này phải được tổ chức sâu rộng trong từng cụm dân cư và phải có mối quan hệ thật sự gần gũi với các thành viên để có thể bảo vệ tốt nhất các thành viên của mình.
Việc phòng ngừa, hạn chế các rủi ro cũng như nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở kết chợp nhiều biện pháp và huy động được sức mạnh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia

Đọc thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét