Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT SINH HỌC( Phần 3)

CÁC THUYẾT SINH HỌC( Phần 3)

Thuyết phạm tội thừa kế
Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về vấn đề nguyên nhân phạm tội là do gen di truyên. Tuy nhiên, phải đến khi Richard Louis Dugdale (1841 - 1883) nghiên cứu và cho ra đời công trình khoa học “Dòng họ Juke: Sự nghiên cửu về tội phạm, tình trạng bần cùng, bệnh tật và sự di truyền” (1875) thì khi đó mới hình thành thuyết phạm tội thừa kế trong tội phạm học.
Richard Louis Dugdale đã nghiên cứu cuộc đời của hơn 1000 thành viên gia đình của dòng họ Juke. Mối quan tâm của ông đối với gia đình này bắt đầu xuất hiện khi ông đi kiểm tra các nhà tù, ông phát hiện có 6 người trong dòng họ này đang ở trong nhà tù ở ngoại ô của New York. Khi nghiên cứu một chi của những hậu duệ của Ada Jukes, người được ông cho là mẹ của tội phạm (ông lấy Ada Jukes làm mốc), Richard Louis Dugdale đã tìm thấy trong số gần 1200 thành viên gia đình là hậu duệ của Ada Jukes có tới 280 người bần cùng, 60 người phạm tội ừộm cắp tài sản, 7 người phạm tội giết người, 90 người phạm các tội khác, 40 người mắc bệnh hoa liễu, 50 người hành nghề gái điếm. Sự khám phá của ông đã chỉ ra ràng có một số dòng họ đã sản sinh ra những thế hệ tội phạm, họ chắc chắn đã di truyền một đặc điểm thoái hoá nào đỏ từ đời này sang đời khác. Hay nói cách khác, nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước. Đồng thời, ông lại nghiên cứu và so sánh đòng họ Ada Jukes với một dòng họ có tiếng là trong sạch khác - dòng họ Ịonathan Ẹdwards. Jonathan Edvvards từng làm hiệu trưởng đại học Priiiceton. Hậu  Edwards có người từng lam tổng thống và phó tổng thổng“Mỹ, nhiều người thành công ữong kinh doanh. Không ai trong dòng họ Edvvards được xác định là vi phạm pháp luật.
Sau đó, vào năm 1916, Arthur H. Estabrook đã xuất bản công trình nghiên cứu cùa mình sau công trình của Dugdale cũng khẳng định một chi khác của dòng họ Ada Jukes có 715 người thì có tới 378 người hành nghề mại dâm, 170 người ở tình trạng bần cùng, 118 người khác là tội phạm.
Sự ra đời và phát triển của “Thuyết phạm tội thừa kế” đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của phong ừào ưu sinh® (eugenics movement) những năm 1920 và đến đầu năm 1930. Sau đó, phong trào này đã phát triển đến mức hình thành “tội phạm học ưu sinh” (eugenic criminology). Quan điểm của tội phạm học ưu sinh đã giải thích nguyên nhân của tội phạm là do một số người cùa thế hệ sau đã kế thừa (di truyền) những gen tồi tệ của thế hệ trước. Do vậy, để kiểm soát được tội phạm cần phòng ngừa bằng cách không để cho những đặc điểm của người phạm tội được di truyền sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội). 1 2
(1). Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sđd., tr. 152.
(2). Phong trào sinh sản có điều khiển để cải tạo chất lượng nơi giống.

 Sự ra đời “Thuyết phạm tội thừa kế” đã đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, cách lí giải về nguyên nhân của tội phạm theo thuyết này còn có hạn chế khi nó chỉ nhấn mạnh tới đặc tính sinh học của người phạm tội - tức là vấn đề “người phạm tội thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước”. Thuyết này chỉ đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng cá nhân mà chưa đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng xã hội. Thuyết phạm tội thừa kể đã phủ nhận vai trò của môi trường sống cũng như tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm. Đặc biệt, biện pháp phòng ngừa tội phạm mà trường phái “Tội phạm học ưu sinh” đưa ra do ảnh hưởng của “Thuyết phạm tội thừa kế” lầ rất cực đoan, vô nhân đạo. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tội phạm của trường phái này ngày nay không còn được áp dụng trên thực tế.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : thủ tục mua bán đất ở, thủ tục mua bán nhà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét