Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

Các biện pháp hình sự được áp dụng đối với người phạm tội không chỉ có tác dụng đối với chính họ mà cũng còn có tác dụng răn đe đối với nhóm người có nguy cơ phạm tội. Tác dụng răn đe này chỉ có thể có khi các thông tin về việc áp dụng các biện pháp hình sự đến được nhóm người này qua các kênh khác nhau, bằng các biện pháp tuyên truyền khác nhau. Tuy nhiên, tác động răn đe này là chưa đủ. Đe phòng ngừa có hiệu quả đối với nhóm người có nguy cơ phạm tội này đòi hỏi phải có những biện pháp để có thể kiểm soát và can thiệp kịp thời, ngăn chặn “nguy cơ phạm tội” trở thành hiện thực nhưng chưa thật đây đủ và cũng chưa được chú trọng đúng mực trong việc theo dõi, giám sát việc chấp hành các hình phạt này.
Theo hướng phòng ngừa tội phạm này thì giừa biện pháp chống tội pham và biện
pháp phòng ngừa tội phạm có sự đồng nhất.
Trong BLHS Việt Nam đã có một số hình phạt có mục đích trực tiếp là phòng ngừa.
Đối với mọi người nói chung, đặc biệt là đối với những người cỏ nguy cơ trở thành nạn nhân cùa tội phạm nối riêng thì biện pháp phòng ngừa tội phạm chủ yếu là cỏ tính cảnh báo nhằm giáo dục ý thức cảnh giác với tội phạm, tham gia phát hiện tội phạm và nhất là tự mình cỏ các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuyên truyền về vấn đề này và việc triển khai các biện pháp phòng ngừa theo tuyên truyền này là nội dung của nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ ba thuộc các biện pháp phòng ngừa tội phạm thử cấp - trực tiếp.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp - trực tiếp tuy có hiệu quả phòng ngừa tội phạm nhưng chỉ trong phạm vi giới hạn, không có tính triệt để mà có tính “tình thế”. Do vậy, các biện pháp này có thể bị coi là các biện pháp bị động để phân biệt với tính chủ động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản - gián tiếp.
Cách phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm ừên đây là cách phân loại chính và chủ yếu.
- Xét về nội dung tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về văn hoá, giáo dục;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về tổ chức và quản lí và
+ Cầc biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về pháp luật.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội là các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, đồng thời khấc phục các vấn đề xã hội mà các vấn đề này có thể góp phần hình thành nguyên nhân của tội phạm. Qua đó tạo tiền đề cho việc nâng cao đời sống vật chât cũng như tinh thân của các tâng lớp nhân dân xoá dần sự khác nhau về mức sống và mặt bằng dân trí giữa các tầng lóp dân cư cũng như giữa các vùng, miền. Phát triển kinh tế phải đồng thời hạn chế các biểu hiện mặt trái của chính sự phát triển này. Vỉ dụ: Phát triển các khu công nghiệp hay đô thị phải đi đôi với việc lường trước và khắc phục tình trạng thất nghiệp do “mất” đất sản xuất nông nghiệp cũng như lường trước và khắc phục tình trạng quản lí hành chính nhà nước không đáp ứng kịp sự phát triển V.V..

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: trắc nghiệm tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét