Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT TÂM LÍ (Phần 1)

CÁC THUYẾT TÂM LÍ (Phần 1)

1.Thuyết phân tâm học
Thời gian: 1920 đến nay
Học giả tiêu biểu: Sigmund Freud
Sigmund Freud (1856 2 1939) là người sáng lập của thuyết phân tâm học. ồng đã xuất bản rất nhiều công trình khoa học, trong đó có 2 công trình nổi tiếng nhất là: “Giải mã những giấc mơ” và “Bốn khái niệm cơ bản của phân tâm học”.
Trên cơ sở nghiên cứu, ông đã khẳng định tồn tại năng lực tình dục thúc đẩy hành vi của nhân loại. Năng lực tình dục đó được ông gọi là libido. Bản năng libido có 2 lực lượng đối chọi nhau. Đó là Eros - Bản năng sống hướng chúng ta tới hoạt động và Thanatos 1 Bản năng chết thúc đẩy tới những hoạt động tự hủy diệt. Ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực này là ba thành tố: bản năng, bản ngã và siêu bản ngã.
Bản năng (id) có ngay từ lúc mới sinh, chỉ những lực lượng nguyên thủy của sự sống giống nhau cho tất cả các sinh vật. Các hành động đều có nguồn gốc từ sự khoái lạc vô thức. Bản năng tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân.
Eros là tên cùa thần ái tình người Hy Lạp còn Thanatos là tên của thần chết người
Hy Lạp, Freud đã lấy tên các vị thần nói trên để dặt tên cho hai bản năng tương ứng.
Bản ngã (ego) là sự thể hiện cá tính tâm lí của mỗi người. Bản ngã được thể hiện trong những hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho phép kiểm soát, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Bản ngã có thể đè nén xung đột bản năng và kiềm chế khoái lạc. Như vậy, bản ngã vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hon là sự tự chủ. Bản ngã tượng trung cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.
Siêu bản ngã (superego) được xem như là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó có thể được coi như mặt lưong tâm, đạo đức của cá nhân. Siêu bản ngã đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc thái độ đổi với hành vi là đúng hay sai. Siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn hoá với chức năng như là lưong tâm cá nhân.
Sigmund Freud cho rằng tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó, phần bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm soát được trong sự kết họp với biểu hiện kém của siêu ngã; cùng lức đó, bản ngã tức là phần lí trí có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản nàng và siêu bản ngã hoạt động không tương xứng trực tiếp, kém hiệu quả.

(1). Freud còn cho ràng sự không tương xứng (inadequate sublimation) có thể là nguyên nhân khác dân đên tội phạm. Đây là quá trình tâm lí mà nhờ đó, trạng thái tỉnh táo sẽ bị thay thê “biêu tượng” bởi trạng thái khác. Freud dẫ lấy ví dụ cho trường hợp này. Một người đàn ông từ thuở nhò đến khi trưởng thành phải sống với người mẹ chuyên quyền, độc đoán, ồng ta muốn độc lập nhưng không thể nên đã căm ghét mẹ nhưng không dám bộc iộ thái độ của mình một cách trực tiếp với người mẹ. Người này muốn giải toà tình càm căm ghét của minh với mẹ bằng cách tấn công những người phụ nữ khác 1 những ngưởi mà anh ta suy nghĩ trong tâm tường sẽ thay thế cho “biểu tượng” nhân vật người mẹ. Những người đàn ông kiểu này trên thực tế có thể là người thường xuyên đánh đập vợ hoặc trở thành người phạm tội hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục đồng nghiệp hoặc là người rất căm ghét phụ nữ...

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét