Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

Trong các nguyên nhân của tội phạm do quá trình phát triển kinh tế-xã hội làm phát sinh có nguyên nhân mà các tác giả khác có thể gọi là những “kẽ hở”.Đây chính là điều cần quan tâm khi nghiên cứu, khảo sát để xác định biện pháp phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phát triển kinh tể-xã hội là chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt động chung cửa toàn xã hội. Các nhà tội phạm học eó trách nhiệm góp phần xây dựng những nội dung cụ thê của kê hoạch phát triển kinh tế-xã hội mà những nội dung đó có ý nghĩa trực tiếp đối với việc hạn chế, loại trừ nguyên nhân cửa tội phạm. Đồng thòi các nhà tội phạm học cũng có ửách nhiệm phải xác định được những ảnh hưởng xấu, những “kẽ hở” cua chính kê hoạch phát triển kinh tế-xã hội mà những ảnh hưởng xâu, những “kẽ hở” đó có thể trở thành nguyên nhân của tội phạm. Hai nhiệm vụ này có thể được các nhà tội phạm học thực hiện khi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hộì đã và đang được tiến hành. Nhưng đúng ra, các nhà tội phạm học phải tham gia ngay từ khi xây dựng kế kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để kế hoạch đó đã có tính hoàn chỉnh ngay từ đầu.
Như vậy, ở định hướng thứ hai, các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đề ra có nội dung:
- Đề xuất ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân của tội phạm;
-  Đề xuất các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội như tạo thêm việc làm, tổ chức đào tạo nghề cho số người làm nông nghiệp bị “mất” đất do quá trình phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hoá cũng như khắc phục những "kẽ hở” của các kế hoạch này.

Trong hai nhóm đề xuất trên, cấc nhà nghiên cứu thường quan tâm nhiều đến nhỏm đề xuất thứ nhất. Nhóm đề xuất này không chỉ dễ phát hiện hơn mà còn dễ được các nhà hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế-xã hội chấp nhận vì nó phù hợp với xu hướng phát triển chung. Trái lại, nhóm đề xuất thứ hai không chi khó phát hiện hơn mà cũng khỏ thuyết phục các nhà hoạch định chính sảch kinh tế-xã hội hơn vì về hình thức bên ngoài những đề xuất này có biểu hiện như là gây khó khăn CỊịO quá trình phát triển kinh tế, Do vậy, ở định hướng thứ hai, các nhà nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến các “kẽ hở” của các kế hoạch‘ phát triển kinh tế-xã hội để đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế tác động đến sự hình thành các yếu tố có thể tạo ra nguyên nhân của tội phạm.


Đọc thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét