Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 2)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 2)

Tiếp cận quan sát là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua quan sát (không tác động lên đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là tiếp cận không thực nghiệm. Tiếp cận quan sát hướng vào việc lựa chọn cách thu thập dữ liệu khác không phải là thực nghiệm.
Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm hay các tiếp cận quan sát còn được gọi là lựa chọn trật tự nghiên cứu. Bởi vì sự lựa chọn này quyết định quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện như thế nào và bằng phương pháp thu thập dữ liệu nào.
Về tiếp cận tỏng thể và tiếp cận bộ phận                                     
Nghiên cứu tội phạm học là nghiên cứu thực tại xã hội thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Có hai cách tiếp cận thực tại xã hội: Tiếp cận tổng thể và tiêp cận bộ phận. Trong xã hội học được gọi là nghiên cứu tổng thể và nghiên cứu không tổng thể. Tiếp cận tổng thể là cách xem xét đối tượng nghiên cứu với tất cả các đơn vị của tổng thể. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có hạn chế là chi có thể tập trung được vào một số ít đặc điểm của đối tượng nghiên cứu mà không thể tất cả vì điều kiện không cho phép. Trong nhiều trường hợp, điều kiện thực tế và nguồn lực không cho phép người nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận tổng thể mà phải lựa chọn cách tiếp cận bộ phận. Tiếp cận bộ phận là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua bộ phận đại diện. Theo cách tiếp cận này, bộ phận các đơn vị thuộc tổng thể của đối tượng nghiên cứu được chọn ra và được xem xét, nghiên cứu để làm sao những dữ liệu được thu thập đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể.
(1). Xem thêm: Bemd-Dieter Meier, Kriminologie, Sdd, tr. 2, tr. 89.

Điều đó có nghĩa là từ xem xét, nghiên cứu những dữ liệu thu thập được từ bộ phận đơn vị có thể suy ra được tổng thể. Tiếp cận bộ phận đòi Ẽồỉ phải tiến hành chọn mẫu để tìm kiếm dữ liệu như chọn nhóm đối tượng để tiến hành điều ưa bằng bảng hỏi, bằng phỏng vấn... Nói cách khác, nếu chọn cách tiếp cận bộ phận thì khi tiến hành các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, người nghiên cửu phải xác định phạm vi đối tượng cần được khai thác dữ liệu. Khi thực hiện chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu tội phạm học nói riêng, người nghiên cứu cần thiết phải lựa chọn và sử dụng phưomg pháp chọn mẫu thích hợp để đảm bảo những dữ liệu thu thập được từ mẫu được chọn thực sự mang tính đại diện cho tổng thể của các đơn vị.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét