Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 3)

CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC (Phần 3)

3.Thuyết học lại từ xã hội
Thời gian: Từ năm 1930 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Edwin Sutherland, Robert Burgess.
Thuyết học lại từ xã hội cho rằng tất cả các hành vi được học nhiều từ xã hội và tội phạm - hình thức cửa hành vi xảy ra cũng là do học lại từ xã hội. Thuyết học lại từ xã hội đã nhấn mạnh tới vai trò cùa cộng đồng và xã hội hoá ừong việc đưa tới việc học các mẫu hành vi phạm tội và các giá trị trợ giúp cho hành vi đó.
Theo thuyết học lại từ xã hội, hành vi phạm tội là sản phẩm của môi trường xã hội, không phải là đặc tính bẩm sinh của một số người đặc biệt. Một trong những hình thức của thuyết học lại từ xã hội ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng lớn trong tội phạm học ngày nay là thuyết nhỏm khác biệt của Edwin Sutherland, ra đòi năm 1939. Thuyết nhóm khác hiệt của Edwin Sutherland Giáo sư, Tiến sĩ Edwin Sutherland (1883 - 1950) Tà nhà tội phạm học Mỹ. Trong cuốn “Tội phạm học” ông cho rằng người phạm tội đã học việc phạm tội thông qua nhóm khác biệt qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những người khác và những người này có ảnh hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm. Sutherlanđ đã nhạn mạnh vaị trò eủa học lại từ xã hội được giải thích như là nguyên nhân của tội phạm. Bời vì ông cho rằng rất nhiều quan niệm phô biển trong lĩnh vực tội phạm học vào thời điểm đỏ như loại hình xã hội, thừa kể gen phạm tội, đặc điểm sinh học, nhược điểm về nhân cách đã không giải thích được một cảch đầy đù quá trình những người bình thường khác thực hiện tội phạm. Sutherland là nhà tội phạm học nồi tiếng nhất khi cho rằng tất cả những hành vi có ý nghĩa cùa con người chẳng qua là sự học lại và hành vi phạm tội là hình thửc của hành vi cùng không nằm ngoài phạm trù đỏ.
Ông đã chỉ ra 9 nguyên lí của “thuyết nhóm khác biệt”.
1.Hành vi phạm tội là sự học lại. Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kể gen. Bất kì ai cũng cỏ thể học lại hành vi phạm tội từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.
2.Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá ừình giao tiếp với những người khác.
3.Nội dung cơ bản của việc học lại của hành vi phạm tội xày ra trong nhỏm người cỏ quan hệ mật thiết.
4.Khi hành vi phạm tội được học lại từ người khác, việc học lại bao gồm: Kĩ năng thực hiện tội phạm (trong một sổ trường hợp, những kĩ năng này rẩt phức tạp hoặc đơn giàn), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp, sự hợp lí hoá, thải độ.
5.Việc học kĩ năng thực hiện tội phạm, sự chi dẫn về động cơ, dàn xếp... được học từ những khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có lợi hay không có lợi cho người phạm tội.
6.Một người phạm tội vì mục đích cỏ lợi chứ không phải phạm tội vì bất lợi.
7.Các nhóm khác biệt cố thể đa dạng về tần số hoat động sư ưu đâi, khoáng thời gian và cường độ giao tiếp
8.Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kì hình thức học lại nào.
9.Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu vả giá trị phổ biến thì nó không được giải thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến đó vì khi ấy hành vi không phải là tội phạm đã có cùng nhu cầu và giá trị phổ biến.

“Thuyết nhỏm khác biệt” có đóng góp lớn đối với tội phạm học. Ông đã nghiên cứu hiện tượng tội phạm dưới cả góc độ cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, thuyết này cũng có hạn chế là không giải thích được nguyên nhân của tội phạm cho mọi trường họp phạm tội. Đặc biệt, l'học thuyết đã ỉỉ giải vẩn đề tạì sao con người ta phạm tội, nhưng vẫn chưa lí giải được tại sao con người ta vẫn tìểp tục phạm tội”.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét