Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

CÁC YẾU TỐ CÓ VAI TRÒ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 3)

YẾU TỐ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ THÀNH NẠN NHÂN (Phần 3)

Trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định và trong các mối quan hệ nhất định với những người có nhiều khả năng phạm tội, nhũng lối sổng và những thói quen nhất định là những ỵêu tô quan ừọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Vỉ dụ, lối sông khép mình khiến nhiều người không có đủ kinh nghiệm sống cũng như những hiểu biết xã hội, kinh nghiệm giao tiếp cần thiết. Điêu này làm cho họ dễ bị lợi dụng và trở thành nhóm người có nguy cơ cao bị tội phạm xâm hại.
Lối sống còn được thể hiện thông qua thỏi quen xử sự hằng ngày của con người (rountine activities). Đó là những hoạt động tái diễn, lặp đi, lặp lại hằng ngày trong đời sống thường nhật hay cách hành xử thịnh hành hàng ngày trong công việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, quan hệ xã hội. Theo nghiên cứu của Cohen và Felson (1979), một số thói quen trong cuộc sống hoặc một số hành vi thịnh hành do những đặc điểm riêng của nó đã tạo ra những yếu tố rất thuận lợi làm phát sinh tội phạm. Điều tra nạn nhân của Walklate năm 1992 cho thấy hầu hết các hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ đều xảy ra ớ nơi công cộng, rất ít các hành vi phạm tội xảy ra tại nơi ờ cùa cá nhân. Điều đó cho thấy những thói quen vui chơi giải trí cuối tuần ở những nơi công cộng như quán bar, nhà hàng, quán karaoke, sàn nhảy...cùng với thói quen uống nhiều rượu bia đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.

Mỗi nhóm, loại tội thường được đặc trưng bởi những lối sống đặc thù của nạn nhân. Các vụ án hiếp dâm thường được đặc trung bởi ngoại hình và thói quen ăn mặc khêu gợi, hành vi, lời nói thể hiện sự dễ dãi, khiêu khích, sự thiểu thận trọng đối với an toàn cá nhân cùa nạn nhân như đi một mình ở nơi vắng vẻ, đi chơi một mình cùng những người không quen biết đến những noi xa lạ... Các vụ án về các tội xâm phạm sờ hữu thường đặc trưng bởi tính khoe khoang, thích phô trương tài sản hay sự thiếu thận trọng, mất cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản, nhất là những tài sản nhỏ gọn, có giá trị cao và dễ trộm cắp, cướp như tiền, vàng, kim khí quý, đá quý hoặc những loại tài sản dễ lấy như xe ô tô, xe máy, máy tính xách tay... Các tội phạm vi phạm an toàn giao thông thường đặc trưng bởi sự cẩu thả, thói quen ít kiểm tra, quan sát hoàn cảnh xung quanh hoặc thói quen không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn giao thông của nạn nhân.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét