Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT TỘI PHẠM HỌC PHÊ PHÁN (Phần 1)

CÁC THUYẾT TỘI PHẠM HỌC PHÊ PHÁN (Phần 1)

Năm 1971, Chambliss cùng với Rober T. Seidman xuất bản cuốn “Luật pháp, trật tự và quyền lực”. Trong tác phẩm này, hai ông đã thể hiện một số quan điểm thực chất là cầu nối tư tưởng của các nhà tội phạm học cấp tiến thời kì đầu vói tư tưởng cấp tiến manh mẽ hơn của những nhà tư tưởng mác-xít. Thông qua việc nhấn mạnh hơn những vấn đề như: giai cấp xã hội, quyền lợi giai cấp, xung đột giai cấp, cuốn “Luật pháp, trật tự và quyền lực” thể hiện cách tiếp cận của nhà tội phạm học mác-xít, các ông đã bóc trần một cách trực diện chính chù nghĩa tư bản là nguyên nhân thúc đẩy con người ta đi vào con đường tội phạm. Hai ông đã tóm tắt 4 luận điểm như sau:
+ Những điều kiện sống của cá nhân ảnh hưởng đến giá trị và những chuẩn mực của người đó. Các xã hội đa dạng được tạo bởi các giai cấp với điều kiện sống rất khác nhau.
+ Các xã hội đa dạng bởi vậy được tạo thành từ những khác biệt ơ mức cao và những khuynh hướng xung đột chuẩn mực.
+ Từng giai cấp nhất định .cổ những hệ thống chuẩn mực riêng được thể hiện trong luật nhưng không được phân chia đều giữa các giai cấp và nó cỏ liên quan mật thiết đến vị trí kinh tế, chỉnh trị cùa giai cấp đó.
+ Những quy định cùa luật chủ yếu phàn ánh quan điểm của giai cấp cỏ địa vị kinh tế hoặc chính trị cao hơn ữong xã hội.
Nhà tội phạm học tiêu biểu khác cùa thời kì này là giáo sư, tiến sĩ xã hội học Richard Quiney. Trong tác phẩm: “Giai cấp, nhà nước và tội phạm”(1977), ông ừanh luận rằng phần lớn các tội phạm thực hiện bởi những người thuộc giai cấp thấp kém ừong xã hội, điều này là cần thiết vì sự sống của những thành viên thuộc về giai cấp này ông cho rằng tội phạm là tất yếu, không thể tránh khỏi ữong điều kiện xã hội tư bản vì tội phạm là sự phản ứng lại những điều kiện vật chất của cuộc sống. Giải pháp cùa Quiney đối với vấn đề tội phạm là xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. Ồng cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chù nghĩa tư bản, nó là kết quà cũa trật tự xã hội, không phải là chử nghĩa không tưởng.
* Tội phạm học phê phán
Thời gian: Từ năm 1970 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Elliott P.Currie
Một số nhà tội phạm học cho rằng tội phạm học cấp tiến thực chất cũng là tội phạm họe phê phán. Tùy nhiên, giữa hai hình thức này vẫn có điểm khác. Sự khác biệt giữa tội phạm học phê phán và tội phạm học câp tiên là tội phạm học phê phán chỉ thể hiện quan điểm lên án, chỉ trích các quan hệ xã hội đã dẫn đến tội phạm. Tội phạm học phê phán nặng về “phê phán” hơn là “tiên phong thực hiện” nghĩa là giải pháp của nó không có mục đích lật đổ giai cấp thống trị mà chỉ là phê phán, chỉ trích những nhóm người có địa vị trong xã hội. Tiêu biểu cho các học giả của tội phạm học phê phán là Elliott P.Currie - Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành xã hội học Mỹ.

Currie cho rằng, các xã hội thị trường mà trong các xã hội đó, sự theo đuổi mục đích cá nhân trở thành các nguyên tắc tổ chức chủ đạo của đòi sống kinh tế, xã hội - đây là nguyên nhân nuôi dưỡng tội phạm bạo lực ở mức cao. Các xã hội thị trường được đặc trưng bởi các hoạt động kinh doanh tự do, nền kinh tế thị trường tự do. Các điều kiện riêng biệt của các xã hội thị trường đã đưa đến tỉ lệ tội phạm cao bởi vì chúng bỏ bớt hoặc lấn át ngày càng nhiều hơn các nguyên tắc truyền thống. Tỉ lệ tội phạm gia tăng ở những nước XHCN trước đây ở khắp châu Âu là do sự hình thành, phát ưiển các xã hội thị trường mới ở những quốc gia này.(1) Đây là ví dụ điển hình giải thích về nguyên nhân tội phạm bắt nguồn từ các xã hội thị trường. Ông còn dự báo ràng khi nhiều quốc gia ganh đua với “văn hoá xã hội thị trường” của Mỹ, ti lệ tội phạm sẽ tăng trên khắp thế giới.

Đọc thêm tại:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét