Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 2)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 2)

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này có thể tham khào thêm quan niệm chung về khoa học, phương pháp nghiên cứu vả nghiên cửu khoa học: Khoa học là trí thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phuong pháp nghiên cứu khoa học.
Xem http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-ari-phúỏrĩg-phap-nghien- cuu-khoa-hoc; “Phương pháp nghiên cứu là tô hợp cách thức mà nhà khoa học sử dụng đế tác động, khám phá đổi lượng..." (TS. Phương Kỳ Sơn, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb. Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2001, ư. 47); Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học là quả trình tìm kiểm các luận cứ đế chứng minh hoắc bác bó giả thuyết khoa học, tức luận điếm khoa học. Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học và lã thuật, Hà Nội, 2005, ừ. 18. Ngoài ra, có thể tlm hiểu thêm về các khái niệm: Giả thuyết khoa học, phán đoán khoa học luận điểm khoa học, luận cứ thực tiễn vả luận cứ 11 thuyết trong các tài liệu này.
Cách quan sát hay thực nghiệm thì nghiên cứu lí thuyết là quá trình tổ chức chứng minh luận điểm khoa học bàng các luận cứ lí thuyết được thu thập từ tham khảo tài liệu bao gồm các quan điểm, luận điểm, tiền đề, các quy luật... đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng.
Mỗi loại phương pháp tồng quát lại bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể đặc ừưng. Loại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có các phương pháp nghiên cứu cụ thể đặc trưng là các phương pháp quan sát và thực nghiệm với ý nghĩa là các phương pháp thu thập dữ liệu để xây dụng luận cứ thực tiễn.
Trong tội phạm học phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được các nhà tội phạm học vận dụng để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Bên cạnh việc vận dụng các phương pháp nghiên cửu cụ thể đặc trưng của loại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, các nhả tội phạm học còn áp dụng nhiều phương pháp cụ thể khác có tính chất tương tự để thu thập các dữ liệu thực tiễn (sẽ được ừình bày ở phần sau). Vì được dùng cho tất cả các ngành khoa học nên các phương pháp nghiên cứu lí thuyết cụ thể, như phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, quy nạp, diễn giải, logic... cũng được kết hợp sử dụng trong nghiên cứu tội phạm học, đặc biệt ữong xử lí dữ liệu được thu thập và chứng minh luận điểm khoa học, tụy nhiên chúng không thệ là phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn của tội phạm học.
Sự khách quan trong nhận thức và nghiên cứu về thực tại xã hội liên quan đến tội phạm hiện thực, những nguyên nhân của nó và sự kiểm soát xã hội đối với nó không chỉ là mục đích cùa tôi phạm học mà còn là đòi hỏi đặt ra cho việc vận dụng phương pháp nghiên cún thực nghiệm và các phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn trong nghiên cửu tội phạm. Tùy thuộc vào đổi tượng nghiên cửu cụ thề, nghiên cứu tội phạm học cổ thể có các chức năng khác nhau. Theo đó cỏ thể phân biệt 4 loại nghiên cứu chỉnh của nghiên cứu tội phạm học. Đó là, (1) Nghiên cứu mô tả, vỉ dụ: Nghiên cứu, tìm hiểu để làm rõ mức độ, cơ cấu, diễn biên... của tội phạm hiện thực; (2) Nghiên cửu thăm dò hay nghiên cứu giải thích, ví dụ: Nghiên cứu để xác định và giải thích về nguyên nhân của tội phạm; (3) Nghiên cứu về dự báo, như nghiên cứu vê dự báo tội phạm; (4) Nghiên cứu về giải pháp, như nghiên cứu vê giải pháp phòng ngừa tội phạm. Khi thực hiện các loại nghiên cứu cụ thể và khi thực hiện các giai đoạn nghiên cứu khác nhau thì các phương pháp cụ thể thích hợp sẽ được lựa chọn.

Xem: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-an-phuong-pbap“nghien-cuu-khoa-hoc; Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sdd., tr. 87.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét