Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

PHÂN LOẠI NGƯỜI PHẠM TỘI

PHÂN LOẠI NGƯỜI PHẠM TỘI

Mỗi người phạm tội là thực thể riêng biệt nhưng toàn bộ những người phạm tội có thể phân thành các loại khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Trong tội phạm học, các cách phân loại người phạm tội sau thường được sử dụng:
1.Phân loại người phạm tội theo đặc điểm chung của nhân thân người phạm tội. Với cách phân loại này, người phạm tội được phân chia thành các nhóm theo một số đặc điểm chung về nhân thân như :
- Theo giới tính, chia người phạm tội thành hai loại nam, nữ;
- Theo độ tuổi, chia người phạm tội thành bốn nhóm là người chưa thành niên, thành niên, trung niên, người già;
- Theo trình độ văn hoá, chia người phạm tội thành bôn nhóm: không biết chữ và tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; cao đẳng và đại học.
- Theo thành phần xã hội (địa vị xã hội), chia người phạm tội thành eác nhóm: Công nhân, nông dân, công chức, viên chức, học sinh, hưu trí;
Cách phân loại người phạm tội dựa vào các tiêu chí hói trên chi cỏ thể giúp xác định định hướng chung cho công tác phòng ngừa tội phạm thẹo nhóm dân cư nhưng không thể đưa ra được biện pháp phòng ngừa cụ thể vi những người cỏ cùng độ tuổi, giới tính, thành phần xã hội có thể thực hiện những tội phạm khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng như về động cơ phạm tội.
Vì vậy cách phân chia người phạm tội trong tội phạm học được dùng phổ biến là phân chia theo khuynh hướng và giá trị định hướng (nội dung của động cơ phạm tội) hoặc theo mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng chống xã hội (mức độ nguy hiểm cùa nhân thân người phạm tội). Cả hai cách phân loại này đều xuất phát từ việc đánh giá tất cả các khía cạnh đặc điểm chính của nhân thân, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội. Việc phân loại này giúp chúng ta đề ra các biện pháp áp dụng cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tái phạm và đề ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
2. Phân loại người phạm tội theo đặc điểm về khuynh hướng chống đối và định hướng giá trị. Với cách phân loại này, người phạm tội được chia làm 5 nhóm sau:
a. Những người phạm tội có khuynh hướng chống đối chế độ, có mục đích chống chính quyền;
b. Những người phạm tội có thái độ coi thường các giá trị con người về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự;
c. Những người phạm tội có động cơ vụ lợi, có tư tưởng làm giàu, không tôn ưọng nguyên tắc phân phối theo lao động, không tôn trọng sở hữu của người khác;
d. Những người phạm tội có thái độ hư vô chủ nghĩa đối với các quy định của Nhà nước cho mọi công dân (nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ gia đình...);
e. Những người phạm tội có tư tưởng nhẹ dạ, thiếu trách nhiệm, không cẩn thận đối với những quy định, những yêu cần khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Phân loại người phạm tội theo mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng chống đối xã hội.
Cách phân chia người phạm tội theo khuynh hướng và định hướng giả trị nói ừên cần phải được bổ sung thêm bằng phân loại theo dấu hiệu khác là mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng đó vì những trường họp có cung khuynh hướng có thể có mức độ nguy hiểm khác nhau, ở người này khuynh hướng chống đối là chủ yếu, vững bền còn ờ người khác lại chí là tạm thời.Theo cách phân loại này có thể chia người phạm tội thành 5 nhóm:
a. Nhóm ngẫu nhiên bao gồm những người phạm tội lần đầu, tội phạm mà họ thực hiện là tội ít nghiêm trọng và do hoàn cảnh.
Việc phạm tội hoàn toàn đối lập vói phẩm chất tích cực của người đó trước thời điểm phạm tội;
b.Nhóm theo tình huống bao gồm những người phạm tội lần đầu nhưng tội đó là nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, việc thực hiện tội phạm chịu sự tác động của ngoại cảnh mặc dù nhân thần của người đó trước lúc' phám tội'lả không xấu;
c. Nhóm không kiên định bao gồm những người phạm tội lần đầu nhưng trước đó đã vi phạm pháp luật (đã bị xử lí hành chính, xử 11 kỉ luật);
d. Nhóm có ac ý bao gồm những người phạm tội nhiều lần (kể cả tái phạm nhưng chưa phải rầiái phạm nguy hiểm);

e. Nhóm đặc biệt nguy hiểm bao gồm những người tái phạm nguy hiểm và người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Đọc thêm tại:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét