Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (PHẦN 1)

NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (PHẦN 1)

Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng
Xu hướng thứ hai đã mở rộng khái niệm nạn nhân của tội phạm. Theo đó, nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm thể nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân bị hành vi phạm tội xâm hại. Học giả đầu tiên xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cả các pháp nhân là Fritz R. Paasch khi ông bàn đến nạn nhân của các tội phạm về kinh tế. Theo ông, nạn nhân của các tội phạm về kinh tê là các thể nhân và các pháp nhân bị xâm hại các quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận.Theo Hans Joachim Schneider - người ủng hộ quan điểm này thì nạn nhân là pháp nhân là trường hợp các cửa hàng, siêu thị của nhiều cổ đông bị trộm cắp hay trường hợp các nhà máy, xí nghiệp chịu thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra như trộm cắp hay huỷ hoại tài sản. Từ đó ông cho rằng nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội xâm phạm gây thiệt hại hoặc gây nguy hiểm.
Văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc xác định nội hàm của khái niệm nạn nhân của tội phạm là Tuyên bố của Liên họp quốc ban hành ngày 29 tháng 11 năm 1985 về các nguyên tắc cơ bản vê tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự ỉạm dụng sức mạnh. Điều 1 Tuyên bố này xác định: *Nận nhân của tội phạm ỉà những cá nhăn hay tổ chức bị hành vi phạm tội (theo quy định của luật hình sự của các nước thành viên) xâm phạm, gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tình cảm, kỉnh tế hoặc những thiệt hại đáng kể về các quyền cơ bản”. Quy định này đã xác định rõ giới hạn phạm vi nạn nhân của tội phạm. Theo đó nạn nhân của tội phạm được xác định không chì bao gồm các cá nhân mà bao gồm cả các tổ chức.
(1) Xem: Hans Joachim Schneider, Sđd., tr. 10.
(3)Xem: Điều 1 của “Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and Abuse of Povver”. 

Ngoài việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cá nhân và tổ chức, khoản 2 Tuyên bố này còn xác định: Nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm những người trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn bao gồm cả những người thân ừong gia đình, những người phụ thuộc vào nạn nhân và cả nhùng người chịu thiệt hại ữong quá ữình trợ giúp nạn nhân. Theo đó, nội hàm của khái niệm nạn nhân đã được mở rộng không chỉ bao gồm những người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại (nạn nhân trực tiếp) mà còn bao gồm cả những nạn nhân gián tiêp (những người tuy không bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động nhưng vẫn phải chịu những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra).

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét