Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

 Nạn nhân gián tiếp đây chỉ có thể là thể nhân chứ không thể là pháp nhân vì các thiệt hại mà nạn nhân gián tiếp phải chịu thông thường chì là các tổn thất về tinh thần hay sức khoẻ, trong khi các thiệt hại mà tổ chức, pháp nhân phải chịu chỉ có thể là các thiệt hại vê kinh tê. Các nạn nhân gián tiếp cũng có thể bị thiệt hại về kinh tê nhưng các thiệt hại kinh tế này luôn gắn với các thiệt hại về tinh, thần hay sức klioẻ. Đó là các chi phí phải trả cho tiền thuốc cũng như chi phí chữa bệnh hay thu nhập mất đi do tình trạng sa sút về sức khoẻ. Đồng quan điểm này, Bernd-Dieter Meier cho rang, cũng được coi là những người chịu các hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra là những người thân thích của các nạn nhân của các tội phạm bạo lực. Theo ông, cả những người tuy không phài người thân thích của các nạn nhân mà chỉ là những người chứng kiến sự việc phạm tội nhưng do hành vi phạm tội rất nghiêm trọng đã tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí, tình eton cùa những người này thì họ cũng được coi là nạn nhân.(l) Như vậy, khái niệm nạn nhân không chỉ được mờ rộng ra các tổ chức mà còn được mở rộng ra cả những nạn nhân gián tiếp (indirect victims). Việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cả nạn nhân trực tiếp và nạn nhân gián tiếp có ỷ nghĩa quan trọng. Điều đỏ trước hết giúp cho việc đánh giá chỉnh xác hậu quả thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra, từ đó xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạrủ tội. Ngoài ra, việc xác định nạn nhân gián tiếp còn có ý nghĩa ữong việc xác định về bồi thường và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm.
Những thiệt hại mà nạn nhân là cá nhân phải chịu bao gồm những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản. Nạn nhân là tổ chức về nguyên tắc chỉ chịu những hậu quà thiệt hại về tài sản hoặc kinh tế. Xác định thiệt hại của các nạn nhân trực tiếp đã khó khăn, nhất là thiệt hại về tinh thần, tình cảm. Việc xác định thiệt hại của các nạn nhân gián tiếp còn khó khăn hơn nhiều. Một hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại gián tiếp phải là những hành vi phạm tội có tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiềm và do đó có thể gây ra những ảnh hưởng, những tác động rất xấu trong xã hội. Ví dụ, hành vi giết người bằng phương pháp ữa tấn dã man tác động rất lớn đến tâm lí, tình cảm của người thân của nạn nhân, của những người chứng kiến hành vi phạm tội hay những người trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân.
Từ sự phân tích ờ ừên, có thể rút ra định nghĩa về nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng:
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tồ chức đã chiu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thân, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.

1). Xem: Bemd_Dieter Meier, Kriminologie, m neubearbeitete Auilage, C.H. Beck MQnchen 2005. tr. 199.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét