Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 2)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 2)

2. Nhóm đặc điểm tâm lí
Thuộc về nhóm đặc điểm tâm lí của người phạm tội thường được kể đến là những đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội.
Mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được thể hiện ở những quan điểm, quan niệm, thái độ đối với giá trị xã hội khác nhau như thái độ đối với nghĩa vụ công dân, đối với Tổ quốc, đối với lao động, đối với học tập, đối với tài sản, đối với gia đình, đổi với bạn bè, người thân, những người xung quanh và đối với chính bản thân. Các quan niệm về tình bạn, lòng đũng cảm, lòng thủy chung, sự trung thành, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... Khi một người định hướng đối với giá trị nào đó cho là chủ yếu thì chúng ta eó thể đánh giá được khuynh hướng phát triển của nhân cách. Những đặc điểm tâm lí này được xác định bởi những nhu cầu, hửng thú, sở thích đối với những loại hoạt động chủ yếu của con người.
Gắn với mỗi loại hành vi phạm tội có thể có nhóm đặc điểm tâm lí nhất định. Ví dụ: Đối với người phạm tội có tính vụ lợi có thể nêu ra ở đây các đặc điêm như thái độ lao động lười nhác- nhu cầu vật chất không chính đáng; tu tưởng ích kỉ làm ít hưởng nhiều; tư tưởng làm giàu không chính đáng, thích tích lũy tiền của và báu vật, dùng tiền để đáp ứng nhu cầu không chính đang (ma túy, mại dâm, cờ bạc)... Nghiên cứu nhu cầu, sở thích và biện pháp đáp ứng nhu cầu của những người phạm tội cho thấy phần đông người phạm tội là do ngộ nhận, đề cao nhu cầu vật chất, có sở thích, thói quen xấu và cách thức đáp ứng nhu cầu bất hợp pháp kể cà việc phạm tội.
Ở đây, cũng cần đề cập ý thức pháp luật của người phạm tội. Thực tế cho thấy những ai có ý thức pháp luật tốt thi có thói quen xử sự tuân theo pháp luật. Trái lại, ở những người phạm tội thường có ý thức pháp luật kém, họ hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có thái độ tiêu cực đối với các chuẩn mực pháp luật, thở ơ với sự trừng phạt, không sợ bị trùng phạt vì cho rằng hành vi phạm tội khó bị phát hiện hoặc có sự bao che v.v.. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy một bộ phận người phạm tội khi bị kết án có tâm lí phủ nhận lỗi của mình và tìm cớ cho rằng phạm tội là bắt buộc.

Trình độ học vấn và sự phát triển của trí tuệ có ảnh hưởng đén nhu cầu và lợi ích, đến cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu dấu hiệu này cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn so với những người không phạm tội ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm tội ở các loại tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau. Chẳng hạn những người phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn cao hơn những người phạm tội khác.

Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 1)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 1)

1. Nhóm đặc điềm sinh học                                                  
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Với các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ chế của hành vi phạm tội, không phân biệt người phạm tội với những người không phạm tội. Các dấu hiệu này chỉ thể hiện mức trội lên về thống kê của loại người nhất định trong những người phạm tội. Những sổ liệu về các đặc điểm sinh học tuy chưa đủ để giải thích sự phạm tội của họ nhưng do các đặc điểm này có mối quan hệ qua lại với những điều kiện hình thành nhân cách con người, với những nhu cầu và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ giao tiếp của người đổ trong xâ hội nên nó cung cấp cho chúng ta những thông tín mang tính chất tội phạm học rất quan trọng.
Xác định giới tính người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới. Theo sặ liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới phạm tội ít hơn nam giới. Ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005, theo thống kê thì số bị cáo là nữ bị xét xử sơ thẩm chỉ chiếm tỉ lệ 8,8% trong tổng số người bị đưa ra xét xừ.0) Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỉ lệ này có xu hướng tăng lên và các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng hơn. Giải thích sự thay đổi của tội phạm do nữ giới thực hiện không chỉ đơn thuần dựa vào yếu tố sinh học.
Bởi vì các yếu tố sinh học của con người nói chung và của nữ giới nói riêng về cơ bản là ổn định, ít thay đổi, trong khi đó tội phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực hiện luôn biến động theo xu hướng tăng. Sự thay đổi này là do có sự thay đổi vị trí, vai trò của nữ giới trong gia đình và xã hội đặc biệt là nữ giới được giải phóng khỏi công việc gia đình, ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công việc xã hội khác trong khi sự kiểm soát xã hội lại có xu hướng giảm v.v..
Xác định độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta thấy tính chât, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Thống kê từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy tội phạm do người có độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 5,4%; người phạm tội từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 37,5% và người phạm tội từ 30 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 57,1% trong tổng số người bị đưa ra xét xử.Đối với lứa tuổi khác nhau thì cơ cấu tội phạm được thực hiện cũng khác nhau.
Chẳng hạn, người chưa thành niên (từ 14 - 18 tuổi) thực hiện nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, còn các tội nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm chiếm tỉ lệ không cao. Thanh niên (từ 18 - 30 tuồi) thực hiện hầu hết các tội phạm nhưng chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của con người; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Còn những người từ 30 tuổi trở lên thực hiện phổ biến các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và các tội phạm về chức vụ. Sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội có độ tuổi khác nhau trong chừng mực nhất định có liên quan đến việc xã hội hoá cá nhân, vị trí xã hội đặc trưng ở mỗi giai đoạn phát triển của nhân thân.

(1) Tính theo nguồn Phòng tổng hợp TANDTC.

Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÃ HỘI CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÃ HỘI CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

Xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và sinh học của nhân thân người phạm tội cũng như về câu hỏi đặc điểm nào quyết định việc thực hiện hành vi phạm tội còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm của trường phái tội phạm học thực chứng Italia cho ràng đặc điểm sinh học quyết định mọi tính chất, nội dung của con người. Họ xây dựng lí thuyết về người phạm tội bẩm sinh hoặc thể ưạng phạm tội. Đại diện của trường phái này là giáo sư tâm thần học Cesare Lombroso (1835 - 1909). Trong tác phẩm “Người phạm tội”, ông đã lập bảng kí hiệu “phạm tội bẩm sinh” mà dựa vào bảng này có thể xác định những đứa trẻ mơi sinh nào lớn lên sẽ phạm tội. Điều đó có nghĩa những hành vi phạm tội là biểu hiện của những thuộc tính sinh học, phản ánh căn nguyên “động vật” ữong bản chất con người.
Các nhà tội phạm học đã bác bỏ quan điểm của trường phái tội phạm học thực chứng Italia. Họ chỉ ra rằng thực tế không có sự khác nhau nào có ý nghĩa về sinh học, kiểu cơ thể, sinh lí giữa người phạm tội với người tuân theo chuẩn mực xã hội. Không có gen di truyền về những đặc điểm của nhân cách mà chúng thúc đẩy hoặc cản ưở việc thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên nhân sinh ra tội phạm đều được biểu hiện ữong từng con người phạm tội cụ thề. Con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội. Trong mỗi con người, quá trình xã hội hoá do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường của người đó trở thành thuộc tính cá nhân. Còn tỉnh sinh vật chỉ là điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của con người đó mà thôi. Không thể giải thích nguyên nhân của tội phạm thuần túy dựa vào tính sinh học hoặc tính di truyền của con người. Chúng ta tuy không công nhận tính sinh học trong người phạm tội có tính quyết định đến việc thực hiện hành vi phạm tội nhưng chúng ta không được bỏ qua mà phải nghiên cứu nó để xác định quá trình hình thành con người phạm tội và điều kiện thúc đẩy người đó thực hiện tội phạm..
Con người sẽ như thế nào trong tưcmg lai, trung thực hay dôi trá, tốt hay độc ác, chăm hay lười, lạc quan hay bi quan đều không phải được xác định ngay khi mới được sinh ra. Tất cả những thuộc tính đó được hình thành dần dưới những tác động của môi trường bên ngoài trước tiên là gia đình sau lằ nhà trường và những môi trường xã hội. Nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cà những yếu tố tiều cực ở từng môi trường xã hội mà người đó đã tỉếp thu, lĩnh hội vàữở thành thuộc tính cơ bản ừong nhân cách, các đặc điểm xã hội.
Tóm lại, sự không hoàn thiện về thể chất và tinh thần dẫn đến sự phát triển không đúng của nhân cách. Nổkhông xác định nội dung xã hội của nhân thân và không sản sinh ra hành vi phạm tội cũng như cách xử sự tốt cua người đó. Nhân cách cỏ thể thay đổi, không có những người phạm tội mà không thể giáo dục cải tạo được và cũng không có những ngưòi bẩm sinh có tính phạm tội.
Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 3)

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học


Để hiểu rõ hơn khái niệm nhân thân người phạm tội cần phải phân biệt khái niệm này với khái niệm chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm là khái niệm pháp lí hình sự, là một trong những yếu tố của cấu thành tội phạm. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trái pháp luật hình sự của mình.
Khái niệm nhân thân người phạm tội bao gồm tất cả các dấu hiệu mà luật hình sự quy định về chủ thể của tội phạm nói chung là tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự và cả dấu hiệu của chủ thể đặc biệt như quốc tịch, giới tính, chức vụ, v.v. Tuy nhiên, trong khái niệm nhân thân người phạm tội thì những dấu hiệu này được thể hiện riêng hơn, chi tiết hơn. Ví dụ: Dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ đề cập các dấu hiệu lí trí và ý chí là cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự và lỗi; còn đặc điểm nhân thân người phạm tội bao gồm không chỉ dấu hiệu lí trí, ý chí mà còn gồm cả nhu cầu, sở thích, thói quen, tình cảm và đạo đức.
Ngoài ra, khái niệm nhân thân người phạm tội còn có nhiều dấu hiệu, đặc điểm mà không thuộc dấu hiệu pháp lí của chủ thể tội phạm. Vi dụ: thái độ của người phạm tội đối với xã hội, đối với chính bản thân mình hoặc năng khiếu, tính cách, thói quen và sở thích riêng của người phạm tội.
Như vậy, toàn bộ các dấu hiệu pháp lí thuộc chủ thể của tội phạm là bộ phận không tách rời của khái niệm nhân thân người phạm tội nhưng khái niệm nhân thân người phạm tội có nội dung rộng hon khái niệm chủ thể của tội phạm.
Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học cũng khác với khái niệm nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự. Nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, cỏ ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm riêng biệt này có thể thuộc ba hhóm cơ bản sẩu:
Các đặc điểm về nhân thân được quy định là dấu hiệu định tội như đặc điểm và quốc tịch (Điềụ 78 BLHS); đặc điểrn. về quan hệ gia đình (Điều Ị.50 BLHS); v.v., đặc điểm về nhân thân đưqrc quy định là dấu hiệụ định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ như tái phạm nguy hiểm (điểm C khoản 2 Điều 138 BLHS),phạm tội nhiều lần (điểm a khoản 2 ĐĨCP 116 BLH)
Các đặc điểm yềvnhân thân được quỵ định .là tình tiết tăng nặng họặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn,để phạm tội, phạm tội có tính chất côn đồ (điểm b, điểm c, điểm d, khoản 1 Điều 48 BLHS); phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, phạm tội do lạc hậu, người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người già (điểm h, điểm k, điểm 1, điểm m, khoản 1 Điều 46 BLHS); v.v

Xem Trường Đại học Luật Hà Nội luật hình sự ViệtNam, Nxb. CANĐ, Hà Nội 2000, tr. 97.
Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 2)

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 2)

Khái niệm nhân thân con người là khái niệm bao trùm tất cả các đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân. Nhân thân con người là tổng hợp các đặc điểm thuộc 3 nhóm sau:
- Các đặc điểm sinh học, bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác.
- Các đặc điểm tầm lí, bao gồm tác đặc điểm tâm lí của cá nhân thuộc về nhân cách. Đó là các thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ờ bản sắc và giá trị xã hội của ngưòi ấy, như xu hướng, năng lực, tính cách.(1) Thuộc về xu hướng có thể là các đặc
(1). Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm li học đại cương,Nxb CAND, Hà Nội, 2009, tr. 179.
Đỉểm về nhu cầu, thiên hướng, lí tưởng hoặc thế giới quan. Thuộc về năng lực là những đặc điểm về nàng lực chung hay năng lực riêng hay những đặc điểm về mức độ biểu hiện năng lực ở tư chất, thiên hướng hay năng khiếu. Thuộc về tính cách là những đặc điểm về hệ thống thái độ của cá nhân đối với xã hội, tập thể, đối với lao động, đối với mọi người, đối vói bản thân và những đặc điểm về hệ thống hành vi, cử chỉ của cá nhân. Thuộc về khí chất có thể là những đặc điểm như khí chất hăng hái, bình thản, nóng nảy hay ưu tư. Khí chất được coi là thuộc tính tâm lí gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững cùa cá nhân.
Các đặc điểm xã hội, bao gồm các đặc điểm phản ánh vị trí vai trò xã hội của cá nhân cũng như các đặc điểm phản ánh quá trình xã hội hoá của cá nhân. Đó là các đặc điểm về gia đình mà cá nhân xuất thân, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình của cá nhân, đặc điểm về việc làm, nghề nghiệp, địa vị xã hội... Các đặc điêm về quá trình xẩ hội hoá cá nhân như đặc điểm về giáo dục gia đình, đặc điểm về quá trình học tập trong trường học và trong đào tạo nghề hoặc trong đào tạo khác, đặc điểm về bạn bè cùng trang lứa, đồng nghiệp...
Đối tượng nghiên cứu cửa tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải ìậ con người nói chung. Người phạm tội ià người đã thực hiện hành ýi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Thời gian một người bị coi là người có tội được tính từ khi toà án tuyên án cho đến khi xoá án tích. Tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại rất phức tạp của nhiều yếu tố trong đó các đặc điểm của nhân thân đóng vai trò quan trọng. Các đặc điểm về nhân thân người phạm tội là kết quả của những điều kiện sống nhất định, của sự giáo dục, của những mối quan hệ và sự ảnh hưởng qua lại giữa môi trường xã hội và người phạm tội.
Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương,Nxb CAND Hà NỘI 2007 tr. 1821196.

Tóm lại, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của người phạm tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội.


    Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

    Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

    KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 1)

    KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 1)


     Xét về mặt ngôn ngữ, khái niệm nhân thân người phạm tội được hình thành từ khái niệm “nhân thân” vầ khái niệm “người phạm tội”. Như vậy, khái niệm nhân thân người phạm tội được hiểu là‘nhân thân người có lỗi ữong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm. Do vậy, khi nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội cần phải bắt đầu từ khái niệm nhân thân con người.
    Bản chất cùa con người bao gồm những nội dung về sinh học, tâm lí và xã hội. Con người muốn tồn tại đòi hỏi phải có quá trình hoạt động để phục vụ cho cuộc sống bản thân như ăn, uống, nghi ngoi... Đồng thời ừong bất kỳ xã hội nào, con người không bao giờ sông tách rời, riêng biệt mà bao giờ cũng có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt khác. Con người luôn luôn tồn tại ữong những mối quan hệ kinh tế, chính trị, tư tường, pháp luật, giảo dục, văn hoá và các mối quan hệ khác.
    Con người không chỉ có quan hệ với những người đương thời mà còn có quan hệ với Các thế hệ trước biểu hiện là thê hệ sau đã kế thừa một lực lượng sâri xũẩt vá di sản văn hoá mà các thê hệ trước tích lũy được. Hay nói cách khác lịch sử phát triển của từng cá nhân không thể tách ròi lịch sử của những người đương thời và lịch sử của bậc tiền bối. Như vậy, đời. sống sinh hoạt, kinh nghiệm sống của cá. nhân được quy định bởi nội dung của các quan hệ xã hội cụ thể hình thành trong gia đình; môi trường bạn bè ừong tập thể lao động haý học tập.Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân con người. Trong quá trình đánh giá nhân thân con người cần phải chú ý đến đặc điểm sinh học và tâm lí. Con người cũng là sản phẩm của xã hội cho nên khi đánh giá con người không được bỏ qua những hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của nhân thân.

    Các quan hệ xã hội và các đặc điểm sinh học, tâm lí luôn luôn gắn liên với nhau và tác động qua lại. Con người khi sinh ra là cơ thể sinh vật, trong quá trình sống, khi tham gia vào hoạt động thực tiễn của xã hội, con người đã trở thành cá nhân mang nhân cách nhất định. Xử sự của con người ừong xã hội là biểu hiện của sự nhận thức xã hội chứ không phải do tác động cùa bản năng sinh vật. Do vậy, trong khi nghiên cứu nhân thân con người, chúng ta cân tránh quan điêm tâm lí hoá khái niệm nhân thân cho rằng nhân thân là tổng hợp các đặc điểm tâm lí và không có liên quan gì đến địa vị, chức năng và vai trò xã hội. Ngược lại, chúng ta cũng không được tuyệt đổi hoá chức năng và vai trò xã hội mà bỏ qua các đặc điểm sinh học, tâm lí của con người.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    NGHIÊN CỨU NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG TỘI PHẠM HỌC

    NGHIÊN CỨU NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG TỘI PHẠM HỌC


    Nghiên cứu người phạm tội với các đặc điểm thuộc về họ cũng được gọi là nghiên cứu nhân thân người phạm tội.
    Nhân thân người phạm tội là vấn đề quan trọng được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như tội phạm học, khoa học luật hình sự, tâm lí học tư pháp, tâm thần học... Tuy cùng nghiên cứu về nhân thân người phạm tội nhưng mỗi ngành khoa học lại có mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu riêng.
    Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội với tư cách họ là chủ thể thực hiện tội phạm và là người chịu ữách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội. Gác đặc điểm nhân thân người phạm tội được nghiên cứu ở đây là xuất phát từ nhu cầu xác định và đánh giá hành vi phạm tội, ữách nhiệm hình sự và quyết định biện pháp xử lí hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự. Tâm lí học tư pháp và tâm thần học cũng coi việc nghiên cứu người phạm tội là vấn đề trung tâm nhưng lại phục vụ cho mục đích xác định năng lực ừách nhiệm hình sự và xử lí những người phạm tội là người mắc các bệnh về tâm lí, tậm thần.
    Trong khi đó, tội phạm học nghiên cứu người phạm tội hay nhân thân người phạm tội là vì mục đích xác định nguyên nhân của tội phạm, bao gồm không chỉ các nguyên nhân từ phía người phạm tội mà cả các nguyên nhân tử phía xã hội. Nhân thân người phạm tội với tổng thể các đặc điểm có tác động chi phối hành vi phạm tội vả cũng chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa người phạm tội và môi trường xã hội của người phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực hay rủi ro phạm tội. Các đặc điểm này có thể íấ những đặc điểm từ chính người phạm tội, như các đặc điểm sinh học hay các đặc điểm tâm lí tiêu cực thuộc nhân cách hoặc ỉà các đặc điểm xã hội là kết quả hoặc phản ánh sự tác động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đối với người phạm tội.

    Như vậy, dựa vào việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những yếu tố rủi ro từ phía người phạm tội và nhũng yếu tố tác động tiêu cực từ môi trường xã hội trong sự tác động qua lại với nhau bình thành nguyên nhân cửa tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu nhân thân, người phạm tội có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách tắc động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực, mà các biện pháp này chủ yếu là các biện pháp tác động từ môi trường xã hội cô tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng hầu hết các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và của người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường xã hội.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới