Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 2)


Giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu cũng có thê được gọi là giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu. Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đối với cả quả trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học.
 Giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu được bắt đầu bằng việc xác định đề tài nghiên cứu, tức là cần phải trả lời cho câu hòi: Nghiên cứu cái gì? Cụ thể hơn, có nghĩa là phải xác định rõ đổi tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. Xác định đối tượng nghiên cứu là xác định nội dung được xem xét và làm rõ trong quá trình nghiên cứu. Mỗi đề tài nghiên cứu có thể có một hoặc một số đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Đề tài nghiên cứu về phòng ngừa loại tội phạm nào đó có thể có ba đối tượng nghiên cứu là tình hình tội phạm; nguyên nhân của tội phạm; các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Xác định khách thể nghiên cứu là xác định vật mang đối tượng nghiên cứu hoặc nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời Xác định khách thể nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi: Cái gì hoặc nơi nào (có thể là hiện tượng, quá trình, cộng đồng, không gian..) chứa đựng nội dung - đổi tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu còn có thể được gọi là đối tượng khảo sát hay điều tra. Ví dụ: Khách thể nghiên cứu hoặc đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu về tình hình loại tội phạm nào đó phải là chính các hiện tượng là tội phạm đó. Phạm vi nghiên cứu là phạm vi về quy mô, không gian và thời gian của khách thể nghiên cứu hay của đối tượng khảo sát và phạm vỉ về nội dung nghiên cứu.
Tiếp theo việc xác định đề tài nghiên cứu là việc xác định mục tiêu nghiên cứu. Mqc tiêu nghiên cứu chính Ịà những nội dung cần được xem xét, làm rõ trong khuôn khổ đốí tượng nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu suy cho cùng là việc chi tiết hoá đối tượng nghiên cứu. Một đối tượng nghiên cửu có thể chứa đựng nhiều mục tiêu nghiên cứu. Trong quan hệ với đối tượng nghiên cứu có thể coi đối tượng nghiên cứu là mục tiêu chung, còn mục tiêu nghiên cứu là mục tiêu chuyên biệt. Rộng ra nữa, trong quan hệ với đề tài nghiên cứu cũng có thể coi đề tài nghiên cứu là mục tiêu chung cùa đề tài, đối tượng nghiên cứu là mục tiêu cấp một, mục tiêu nghiên cứu trong khuôn khổ một đối tượng nghiên cứu là mục tiêu cấp hai, cụ thể hơn cũng có thể hình thành mục tiêu cấp ba... nếu việc nghiên cứu đòi hỏi. Từ đó có thể hình thành cây mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ví dụ: Đối với đối tượng nghiên cứu là tình hình tội phạm của loại tội nào đó thì có thể xác định hai mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng và diễn biến của tội phạm này ừong phạm vi thời gian và không gian đã xác định.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét