Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 1)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 1)

Phương pháp tiếp cận để thu thập dữ Liệu Nhận thức về phương pháp tiếp cận để thu thập dữ liêu ừong nghiên cứu tội phạm học được dựa vào quan niệm chung về tiếp cận để thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học. Theo đó, ‘Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đổi tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu”  nghiên cứu tội phạm học, lựa chọn phương pháp tiếp cận chính là sự cân nhắc về nguồn cung cấp dữ liệu, tức là nơi có thể thu thập được dữ liệu. Tương ứng vối nguồn cung cấp dữ liệu là các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp cụ thể được lựa chọn. Xác định nguồn cung cấp dữ liệu hay “chỗ đứng,, để quan sát đối tượng nghiên cứu là bước bắt đầu của quá trĩnh thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu tội phạm học, thường cân nhắc các cách tiếp cận: Tiếp cận định lượng hoặc định tính; Tiếp cận thực nghiệm hoặc tiếp cận quan sát; Tiếp cận tổng thể hay tiếp cận bộ phận.
Về tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính
Tiêp cận định lượng là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua các đặc điểm về lượng để đi đến nhận thức về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập theo cách tiếp cận này thường tồn tại dưới dạng số liệu. Theo đó, đối tượng nghiên cứu được xem xét thông qua các số liệu được thu thập trên cơ sở được phân loại, đo lường, bảng biểu hoá và thống kê... Với tiếp cận định lượng người nghiên cứu sẽ hướng vào việc thiết kế các phương pháp có thể thu thập được dữ liệu định lượng, như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, điều ừa tự thuật, phân tích thứ cấp dữ liệu... Trong nghiên cứu tội phạm học, phương pháp tiếp cận định lượng ngày càng có ý nghĩa lớn hơn và được áp dụng phổ biến hơn.
Khác với phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua ý nghĩ hay sự hiểu về bản chất của đối tượng nghiên cửu. Dữ liệu thu thập được theo cách tiếp cận này mang tính chất cảm tính, thường dưới dạng câu từ, hình ảnh từ tài liệu, từ quan sát và sao chép... Với tiếp cận định tính, người nghiên cứu thường hướng vào việc lựa chọn các phương pháp thu thập dữ liệu định tính, như nghiên cứu trường hợp và quan sát có tham gia.
(1). Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sđd., tr. 96.
(2). Xem thêm: Bemd-Dieter Meier, Krìminologie, Sđd., tr. 2, tr. 89; Frank
Schmalleger, Criminology Todạy, Sđd., trv95.

Về tiếp cận thực nghiệm và tiếp cận quan sát tiếp cận thực nghiệm là cách xem xét đối tượng nghiên cứu trong một hoàn cảnh được bố trí, trong đó có sự gây tác động biên đổi nhất định lên đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận thực nghiệm còn được gọi là cách xem xét đối tượng nghiên cứu bằng quan sát cỏ kiểm soát. Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm có nghĩa là lựa chọn cách thu thập dữ liệu bằng thực nghiệm.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét