Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 1)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 1)

 Khái niệm tình hình tội phạm
 Định nghĩa
Như đã được trình bày trong các chương trước, tội phạm được nói đên ừong Giáo trình này nói chung cũng như trong Chương này nói riêng là hiện tượng (tội phạm) đã xảy ra trên thực tế và trong tổng thể sỗ đông mà không phải là từng hiện tượng đơn lẻ. Như vậy, khái niệm tình hình tội phạm được hiểu về mặt ngôn ngữ là tĩnh hình của hiện tượng tội phạm đã xảy ra trên thực tế. Trong đó, tình hình được hiểu là: “Trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biển đỏi ở trong đó”.  
Với cách hiểu này thì tình hình tội phạm là trạng thái và xu thế vận động của hiện tượng tội phạm. Cách hiểu này khác với cách hiểu tương đối'phổ biến hiện nay trong các tài liệu về tội phạm học bao gồm cả các giáo trình, các sách chuyên khảo cũng như các bài viết trên các tạp chí. Trong các tài liệu này, cảc tác tố tụng hình sự, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Tội phạm học Việt Nam -Một số vân đê lí luận và thực tiễn, giả sử dụng khái niệm tình hình tội phạm cũng để chỉ “tội phạm” nhưng là tội phạm hiện thực đối tượng nghiên cứu của tội phạm học mà không phải là tội phạm pháp lí - đối tượng nghiên cứu của luật hình sự. Theo đó, tình hình tội phạm trong các tài liệu này là khái niệm dùng để chỉ tội phạm được nói đến trong tội phạm học và do vậy có sự khác với khái niệm tình hình tội phạm được sử dụng trong giáo trình này.
Từ cách đặt vấn đề trên có thể định nghĩa tình hình tội phạm như sau:
Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhât định.
Các yếu tổ của tình hình tội phạm
Căn cứ vào định nghĩa tình hình tội phạm có thể thấy, tình hình tội phạm được họp thành bởi hai yếu tố hay hai nội dung. Đó là yếu tố thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Nghiên cứu tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm. Trong đó, thực trạng là nội dung “tĩnh” và ở khía cạnh: các dấu hiệu cũng như cấu trúc chung của những hành vi bị coi là tội phạm, dấu hiệu và cấu trúc cùa từng nhóm tội cũng như của từng loại tội phạm cụ thể...; còn tội phạm học nghiên cứu tội phạm là hiện tượng đã xảy ra trên thực tế về mức độ và tính chất, về nguyên nhân xảy ra và về biện pháp phòng ngừa. Tội phạm trong luật hình sự là. “tội phạm pháp lí” còn tội phạm trong tội phạm học là “tội phạm hiện thực”. Diễn biến là nội dung “động”. Nội dung “tĩnh” bao gồm cả nội dung định lượng (mức độ) và nội dung định tính (tính chất). Do vậy nội dung “động” cũng bao gồm cả “động” về định lượng và “động” về định tính.
Xem thêm: Chương 1 của Giáo trình này; Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010, tr. 8. tr. 9 và tr. 208.

Như vậy, thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất; diễn biển của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét