Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

1.Khái niệm phòng ngừa tội phạm  
Phòng ngừa tội phạm là nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học. Khái niệm phòng ngừa tội phạm đã được dùng thống nhất trong han hết các công trình nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam, từ các giáo trình đại học đến các sách chuyên khào và tham khảo.
Phòng ngừa tội phạm, xét về mặt ngôn ngữ được hiểu là hoạt động nhãm không cho tội phạm xảy ra. Như vậy, phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xày ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra.
Các giáo trình tội phạm học cùa Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb. CAND năm 2004), của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (Nxb. ĐHQG Hà Nội năm 1999); Cảc sách: Tội phạm học luật hình sự và luật tố tụng hình sự của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Nxb. CTQG năm 1994) Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn cùa Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Nxb. CAND năm 2000); Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của Nguyễn Xuân Yêm (Nxb. CAND nãm 2001) v.v.
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 1999). "phòng ngừa là phòng không cho điểu bất lợi, tác hại xảy ra “Phòng là tìm cách ngăn ngừa, đôi phó với điểu không hav có thế xav ra, gây tác hại cho mình" (tr. 1339). Thực hiện được mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chù động tác động đến các thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hướng giảm thiểu, triệt tiêu các thành tố này hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi phải là hoạt động có tính tống họp của Nhà nước, của cả xã hội và của mọi công dân. Như vậy, có thể định nghĩa:
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tông hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.

Với cách hiểu này, phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác với kiểm soát tội phạm. Nhưng chống tội phạm cũng như kiểm soát tội phạm không phải độc lập hoàn toàn với phòng ngừa tội phạm vì chống tội phạm và kiểm soát tội phạm cũng có mục đích phòng ngừa tội phạm và trong phạm vi nhất định, hoạt động cụ thể của chống tội phạm hay kiểm soát tội phạm cũng là hoạt động phòng ngừa tội phạm, vấn đề này được trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét