Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

Các thông số trên tuy phản ánh “bức tranh” tội phạm xét về mức độ. Nhưng “bức tranh” này chưa cho phép đánh giá cũng như so sánh được thật chính xác mức độ nghiêm trọng của tội phạm xét về mức độ vì các thông số này chưa được đặt trong mối liên hệ với số dân cư. Cùng tổng tội phạm đã xảy ra cũng như cùng tổng người phạm tội nhưng thuộc các không gian có số dân cư khác nhau thì không thể được đánh giá như nhau và do vậy cũng không thể rút ra được kết luận chính xác từ sự so sánh các con số này với nhau được.
Để khắc phục tình trạng này, tội phạm học cần phải sừ dụng đến thông số khác thể hiện được mối quan hệ với dân cư khi nghiên cứu về tình hình tội phạm. Thông số này có thể là con số thể hiện tổng tội phạm, tổng người phạm tội trong một năm trên 100.000 người dân hoặc 100.000 người dân trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Con số này (mà không phải là tổng tội phạm hay tổng người phạm tội) mói phản ánh được mức độ phô biến của tội phạm trong dân cư. Đồng thời con số này mới cho phép so sánh được chính xác tình hình tội phạm ở các đơn vị không gian và thòi gian khác nhau.
Đó là chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội Tên gọi của thông số này hiện chưa có sự thống nhất ừong các tài liệu nghiên cứu về tội phạm học. Trong các tài liệu, các tác giả có thể sừ dụng các khái niệm cơ số tội phạm, hệ số tội phạm hoặc chỉ số tội phạm nhưng các khái niệm này thường cùng được hiểu là số tội phạm của một năm trên 100.000 người dân. Bên cạnh đó, số người phạm tội của một năm trên 100.000 người dân cũng là thông số cần thiết khi so sánh số người phạm tội ở các phạm vi không gian hoặc thời gian khác nhau.

Công cụ hỗ trợ việc mô tả thực trạng của tội phạm xét về mức độ có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ. Như vậy, các con số phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ cẩn được thể hiện trên các bảng số liệu và các biểu đồ thống kê. Đây là hai hình thức trình bày các số liệu thống kê có tính khoa học - hệ thống và rõ ràng, giúp người nghiên cứu dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện có tính quy luật, tính bản chất để đưa ra đánh giá chính xác thực trạng của tội phạm xét về mức cũng giúp thuyết phục người đọc chấp nhận các nhận xét cùa người nghiên cứu dề dàng hơn. Tuỳ thuộc vào nội dung cụ thề cần khảo sát nghiên cứu mà có thề sử dụng số lượng bảng số liệu cùng như quy mô của bảng số liệu và các kiểu biểu đồ thống kê phù hợp.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét