Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH TỘI PHẠM (Phần 2)

PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH TỘI PHẠM (Phần 2)

Phòng ngừa tội phạm và kiểm soát tội phạm Kiểm soát tộỉ phạm là bộ phận của kiểm soát xã hội hay còn được gọi là kiểm soát xã hội theo pháp luật hình sự. Do vậy, để hiểu được khái niệm kiểm soát tội phạm cần phải bắt đầu từ khái niệm kiểm soát xã hội.
Xem: Guether Keiser, Kriminologie: Ein Lehrbuch, C.F Verlag 1996 tr 207
Kiểm soát xã hội được hiểu là cơ chế điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực đã được xã hội xác lập để thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Trong đó: Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Chuẩn mực xã hội tạo ra “khuôn mẫu” cho hành vi con người và đòi hỏi mỗi thành viên xã hội phải tuân theo.
Để đảm bảo sự tuân theo chuẩn mực xã hội càn phải sử dụng các biện pháp kiểm soát khác nhau. Trong đó có biện pháp kiểm soát theo hướng tạo điều kiện cho hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội (kiểm soát chủ động) và biện pháp kiểm soát theo hướng khuyến khích hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội như khen thưởng hay tặng danh hiệu ... (kiểm soát phản ứng tích cực) hoặc kìm chế hành vi lệch chuẩn như áp dụng chế tài hành chính hay hĩnh sự ... (kiểm soát phản ứng tiêu cực).
Kiểm soát tội phạm là bộ phận kiểm soát phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch chuẩn là tội phạm của kiểm soát xã hội có mục đích khuôn hành vi theo các chuẩn mực xã hội ừong lĩnh vực chuẩn mực xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.(2) Kiểm soát tội phạm được thực hiện thông qua việc quy định những hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi phạm tội và buộc chủ thể chấp hành chế tài hình sự.
Như vậy, kiểm soát tội phạm bao gồm hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật ừong lĩnh vực hình sự.
(1). Xem: TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr 170.
(2). Xem: Guether Keiser Kriminologie: Ein Lehrbuch, C.F Verlag, 1996, tr 219.
Trong đó, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự là các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thi hành các hình phạt hoặc biện pháp xừ lí hình sự khác đối với người phạm tội. Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động thể hiện sự phản ứng xã hội đổi với việc thực hiện tội phạm là do các cơ quan tiến hành tổ tụng hình sự và các cơ quan, tổ thức tham gia thi hành án hình sự thực hiện (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, các cơ quan thi hành án hình sự như trại giam, cơ quan và tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án...).

Kiểm soát tội phạm với ý nghĩa là bộ phận của kiểm soát xã hội tuy có nội dung khác với phòng ngừa tội phạm nhưng có quan hệ chặt chẽ với hoạt động này. Kiểm soát tội phạm là hướng tói các tội phạm đã xảy ra, là sự phản ứng của xã hội đối với việc thực hiện tội phạm với nội dung buộc chủ thể thực hiện tội phạm phải chịu chế tài hình sự. Ở khía cạnh này, kiểm soát tội phạm và chống tội phạm có cùng nội dung. Kiểm soát tội phạm cũng có thể được coi là một nội dung đặc biệt của phòng ngừa tội phạm. Kiểm soát tội phạm không chỉ trực tiếp ngăn chặn không cho người phạm tội tiếp tục phạm tội cũng như nhằm điều chỉnh hành vi trong tương lai của họ cho phù họp vói các chuẩn mực pháp luật mà còn có tác động răn đe, giáo dục đối với những người có nguy cơ phạm tội và đối với các thành viên khác nói chung trong xã hội. Như vậy, kiểm sọát tội phạm không chi có tác dụng phòng ngừa riêng đối với người phạm tội mà còn có tác dụng phòng ngừa chung. Hiệu quả của kiểm soát tội phạm phụ thuộc vào hiệu quả của từng yếu tố hợp thành như hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của hình phạt, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và cơ quan, tổ chức thi hành án...

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét