Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

Mục đích và nội dung của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Theo đó, mục đích của phòng ngừa tội phạm có các mức độ khác rihau từ kìm chế sự gia tăng của tội phạm, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm đến ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
Để có thể đạt được mục đích này đòi hỏi phải đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp với thực trạng và diễn biến của tội phạm và có tính khả thi cũng như phải tổ chức triển khai thực hiện được các biện pháp phòng ngừa này một cách đồng bộ và hợp lí.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khào sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xày ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra và xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân cùa tội phạm mới có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, n Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đưa ra cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện thực tế cho phép để đảm bảo tính khả thi. Khi đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm không những phải tính đến tính hiệu quả mà còn phải tính cả đến tính khả thi của biện pháp.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm là các biện pháp hướng tới các thành tố có thể tạo thành nguyền nhân của tội phạm. Các thành tố này bao gồm: “tình huống tiêu cực” của môi trường và “phẩm chất tâm lí tiêu cực” của cơn người. Trong đó, “tình huống tiêu cực” cũng bao gồm cả xử sự “tạo điều kiện” của chính nạn nhân với tư cách là cá nhân công dân hoặc với tư cách là tổ chức, pháp nhân. Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần hướng tới những người có nguy cơ phạm tội như người đã phạm tội, người đã có hành vi vi phạm V.V.., hướng tái những người m hoặc tổ chức có khả nàng trờ thành nạn nhân của tội phạm cũng như phải hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  nghiên cứu tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét