Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 5)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 5)

 Do tham gia vào hoạt động của người được quan sát nên người quan sát dễ dàng thám nhập, cảm nhận và hiểu sáu sắc đổi tượng nghiên cứu. Người quan sát có thể thực hiện quan sát bí mật hay công khai đối với người được quan sát. Quan sát bí mật có thể là tốt hơn đổi với người được quan sát nhưng sẽ là khó khăn hơn đối với người quan sát. Quan sát bí mật sẽ tránh được sự căng thẳng cho người được quan sát nhưng đòi hỏi người quan sát phải thâm nhập được vào nhóm người được quan sát. Trong nghiên cứu tội phạm học, quan sát có tham gia thường được sử dụng để thu thập dữ liệu định tính.
(1). Trong tiếng Anh là Quasiexperiment, Xem: Has Idaehiư Schneider (Hrsg.),
Intemationales Handbuch der Krminolipe Eand 11 Grundlagen der Kriminologie,
De Gruyter Recht Berlin, 2007, tr. 220.
Điều tra bằng hỏi: Điều ưa bằng bằng hỏi là phương pháp thu thập dữ liệu qua hỏi và trả lời dưới dạng viết. Đây vốn là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học với tên gọi là điều tra xã hội. Phương pháp này cũng được áp dụng phô biến trong nghiên cứu tội phạm học. Khi thực hiện phương pháp này, đòi hỏi người nghiên cứu trước tiên phải chuẩn bị bảng câu hỏi và sau đó là lựa chọn đối tượng được hỏi (chọn mẫu khảo sát). Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến đối tượng được hỏi và người này gửi lại trả lời dưới dạng viết. Trả lời này chính là dữ liệu được thu thập và được xừ lí để xây dựng luận cứ thực tiễn.
Bằng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi được thiết ké bởi nhà nghiên cứu. Có thể có nhiều cách thiết kế câu hỏi khác nhau, như câu hòi về sự kiện và câu hỏi về quan điểm, ỹ kiến cùa người được hỏi. ứng với từng loại câu hỏi sẽ có mẫu câu hỏi thích hợp. Mau câu hỏi kín là dạng câu hỏi đưa sẵn một số phương án trả lời để người được hỏi lựa chọn một trong số các phương án đó. Mầu câu hỏi mở là dạng câu hỏi không có sẵn phương án ừả lời mà để cho người được hỏi tự viết câu trả lời theo quan điểm hoặc ý kiến riêng của mình.
Phòng vẩn: Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách hòi người đổi thoại (tức là hỏi và trả lời bằng lời nói). Cũng giống như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn được coi như cách quan sát gián tiếp mà người trực tiếp quan sát là người được hỏi. Dữ liệu thu thập bằng phương pháp này là những ghi chép về toàn bộ câu trả lời và về toàn bộ hành vi cùa người được phỏng vấn mà người nghiên cứu quan sát được trong suốt thời gian phông vấn. Phương pháp phỏng vấn có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người nghiên cứu phải lựa chọn loại phỏng vấn thích hợp để thu thập dữ liệu phục vụ cho vĩệc xây dựng luận cứ thực tiễn. Một số loại phỏng vấn có thể được lựa chọn:
+ Phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn không cẩu trúc. Phỏng vấn cấu trúc là phỏng vấn được tổ chức có cấu trúc, tức theo các câu hỏi được xác định rõ ràng. Trong phỏng vấn không cấu trúc, người trả lời được phép trả lời một số câu hỏi theo ý riêng của mình;

+ Phỏng vấn sâu và phòng vấn để biết. Phỏng vấn sâu được dùng đề khai thác sâu hơn, chi tiết hơn về một chủ đề. Trong quả trình phỏng vấn sâu người phỏng vấn chủ yếu dùng các câu hỏi mở đề được tự do hỏi trong phạm vi các vấn đề xác định và người trả lời cũng được tự do trong cách trà lời. Phỏng vấn sâu thường được sừ dụng trong nghiên cửu trường hợp hay nghiên cứu về tiểu sử cùa con người. Trái lại, phòng vấn để biết được dùng đê khai thác thông tin chung hơn hoặc phổ biến hơn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét