Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

TỘI PHẠM HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC CÓ LIÊN QUAN (Phần 3)

TỘI PHẠM HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC CÓ LIÊN QUAN (Phần 3)

Chính sách hình sự có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, “là chính sách về tội phạm và về tổ chức đấu tranh phồng, chổng tội phạm, (1) hay là “chính sách cùa nhà nước đối với đấu tranh phòng, chổng tội phạm bằng biện pháp pháp luật hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xâ hội”. (2) Hoặc chính sách hình sự được hiểu theo nghĩa rộng, như chính sách hình sự là toàn bộ những nguyên tắc, những phương châm chỉ đạo và các biện pháp đấu tranh phòng và chổng tội phạm(3) hay chính sách hình sự được hiểu là tổng thể tất cả các biện pháp của nhà nước hướng đến việc ngăn ngừa và đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ xã hội và từng người dân.(4) Theo nghĩa này cũng có thể suy ra rằng chính sách hình sự bao gồm chính sách kiểm soát tội phạm và chính sách phòng ngừa tội phạm.
Dù chính sách hình sự được hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp thì khoa học luật hình sự, khoa học luật tổ tụng hình sự hay khoa học điều ưa tội phạm đều phải được quán triệt chính sách hình sự và phục vụ cho việc thực hiện chính sách hình sự. Chính sách hình sự cùa nhà nước trước hết phải được thể hiện và xuyên suốt các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chức năng trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như phải được thực hiện trong hoạt động đấu ưanh chống và phòng ngừa tội phạm của các cơ quan này. Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng luật hình Sự và khoa học điểu tra tội phạm là để phục vụ cho việc thể hiện và thực hiện đúng đắn chính sách hình sự.
(1).Xem: GS.TSKH. Đào Trí Đức, Một hình Sự Việt Nam, Những vấn đề chung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2000, tr. 184.
(2). Xem: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa PGS.TS. Lê Thị Thơm. Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tu pháp, Hà Nội, 2006, tr. 43.
(3). Xem: GS.TSKH. Đào Trí Đức (chủ biên), Tội phạm học, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 106.
(4). Xem: Hans-Dieter Schvvind, Kriminologie: Eine praxisorientierte Ehrung mit Beispielen, Sdd., tr. 16.

Còn tội phạm học với các kết quả nghiên cứu của mình phải tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách hình sự. Việc quyêt định nội dung của chính sách hình sự và việc thực hiện chính sách hình sự (đặc biệt là chính sách phòng ngừa tội phạm) cần phải có điều kiện là sự nhận thức khách quan về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và thực tế kiểm soát tội phạm hiện thực. Các kết quả nghiên cứu tội phạm học sẽ cung cấp những thông tin, những cơ sở thực tế vâ xã hội cho việc hoạch định và thực hiện chính sách hình sự, đặc biệt là chính sách phòng ngừa tội phạm dù ở cấp độ nào, ở cấp độ thứ nhất - phòng ngừa xa, ở cấp độ thứ hai - phòng ngừa các nguy cơ phạm tội vả ở cấp độ thứ ba i phòng ngừa phạm tội lại ở người phạm tội.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: trắc nghiệm tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét