Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)
Cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội: Theo cơ câu này thì đặc điểm của hành vi phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Công cụ, phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian, địa điểm phạm tội; hoàn cảnh, động cơ cũng như lí do dẫn đến hành vi phạm tội.
- Cơ cấu theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm: Theo cơ cấu này thì hậu quả của tội phạm cần xác định và thống kê là thiệt hại về thể chất (chết người; thương tích và mức độ thương tích) và thiệt hại về vật chất (tính ra tiền).
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm nhân thân của người phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Người phạm tội là người chưa thành niên, là người tái phạm, tái phạm nguy hiểm; hoặc là đặc điểm về nghề nghiệp, về địa vị xã hội, về trình độ văn hoá, về hoàn cảnh gia đình...
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của nạn nhân: Theo cơ cấu này thì nạn nhân cần được xác định và thống kê trước hết là phụ nữ, trẻ em.
- Các số liệu phục vụ nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm một phần cũng đã được thể hiện ừong thống kê tội phạm và phần còn lại buộc người nghiên cứu phải tự thu thập, thống kê theo yêu cầu riêng. Đây là công việc không đơn giản vằ trong nhiều trường họp không thể có được dữ liệu một cách ổầy đủ.
Công cụ hỗ trợ việc mô tả cơ cấu của tội phạm có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ cũng giống như khi mô lả thực trạng của tôi phạm xét về mức độ.
Trên cơ sờ két quả mô tả các cơ cấu cần thiết có thể phân tích để rút ra các đánh giá đọiyói thực trạng của tội phạm xét về tính chất.
Khi nghiên cứu tình hình tội phạm theo phạm vi cụ thể, người nghiên cứu cần chú ý một số điểm sau:
- Khi nghiên cứu thực trạng của tội phạm xét về mức độ, thông số về tổng tội phạm và tổng người phạm tội là yêu cầu chung cho mọi trường hợp; thông số về nạn nhân có thể được đặt ra trong các trường hợp có thể và cần thiết; các thông số khác cần cỏ để so sánh với thông số về tổng tội phạm và tổng người phạm tội có thể không giống nhau giữa các trường hợp nghiên cứu vì mỗi trường họp có nội dung nghiên cứu cụ thể riêng.
- Khi nghiên cứu thực trạng của tội phạm xét về tính chất, việc khảo sát các cơ cấu là yêu cầu chung cho mọi trường hợp nhưng khảo sát cơ cẩu theo tiêu chí nào có thể không giống nhau giữa các trường họp nghiên cứu. Việc chọn các cơ cấu nhất định để khảo sát là nhằm mục đích làm rỗ thực trạng của tội phạm xét về tính chất cũng như cung cấp cơ sở cho việc giải thích nguyên nhân của tội phạm.

Tóm lại, nghiên cứu thực ừạng của tội phạm tìieo phạm vi cụ thể đòi hỏi người nghiên cứu trên cơ sờỉlậ thuyết chung về tỉnh hình tội phạm phải xác định rõ các thông số Gần thu thập và nguồn cũng như cách thức thu thập các thông ,số đó sao cho cáe thông số này đủ cho phép mô tả được tranh” ũnh, toàn cảnh về đối tượng được nghiên cứu xét cả về mức độ (mặt định lượng) và về tính chất (mặt định tính) cũng như đủ cho phép giải thích dược các nguyên nhân của tội phạm là đối tượng được nghiên cứu.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét