Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

CÁC THUYẾT SINH HỌC (Phần 2)

CÁC THUYẾT SINH HỌC (Phần 2)

Đối với việc phòng ngừa tội phạm bẩm sinh, ông cho rằng cần hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tác động đối với người phạm tội. Do người phạm tội bẩm sinh là nguy hiểm đối vói xã hội cho nên để chủ động phòng ngừa tội phạm, nên biệt lập những người này khỏi xã hội mà không cần đợi đến lúc họ phạm tội. Tuy nhiên, ông ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân đạo đôi với người phạm tội và phản đôi việc áp dụng tử hình đối với người phạm tội.
Những phát hiện của Cesare Lombroso trong toi phạm học có nhiều điểm cho đến nay vẫn gây tranh luẩn và môt .số quan điểm bi các nhà tội phạm học pbê phán. Ngày nay, các nhà tội phạm học đã chửng minh cỏ nhiều trường hợp, cá nhân tuy không có đặc điểm “lại giống” nói trên nhưng vẫn là người phạm tội nguy hiểm. Kết luận của ồng chỉ giảì thich được phần nào nguyên nhân của tội phạm nhưng Mồng giải đáp dược hết nguyên nhân cửa tội phạm nói chung. Hận chế'trong học* thuyết cùa ông lằ ở chỗ ông nhấn mạnh tói đặc điểm sinh học của 0$ nhân mà coi nhẹ vai ừò của môi trường sống cũng như tác động của môi trường sống đối vói cá nhân.
Xem: Frank Schmalleger, Críminology Today, Sđd., tr 143.
Một số thuyết sinh học điển hình khác
Thời gian: Từ năm 1930 đến nay
Học giả tiêu biểu: Emst Kretschmer, William Sheldon Richard Louis Dugdale, Henry Gorddard, Patricia AJacobs.
Trường phái kiểu cơ thể
Trường phải kiểu cơ thể khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa những đặc điếm về thề chất của con người với tội phạm. Trường phái kiểu cơ thể đã liên kết giữa khổ người với việc thực hiện hành vi trong đó có hành vi phạm tội. Sảng lập nên trường phái này là do Emst Kretschmer và tiếp đó là Wiliam Sheldon.
Emst Kretschmer (1888 - 1964) là giáo sư, tiến sĩ y khoa, tiến sĩ triết học, nhà tâm lí học Đức. Trong công trình “Thể chất và tính cách” (1931), ông rút ra nhận định là ừong xã hội có 3 loại người khác nhau cơ bản. Đó là:
1)Người suy nhược bao gồm: gầy gò, thể chất yếu ớt, vai hẹp;
2)Người lực lưỡng bao gồm: từ trung bình đến cao, khỏe manh, cơ bắp, xương thô;
3)Người béo bao gồm: cao trung bình, hình dáng mũm mĩm, cổ to, mặt rộng.
Sau đó, ông liên kết những kiểu người đó với những rối loạn tinh thần khác nhau. Người béo với tình trạng vui buồn thất thường, dễ chán nản; người suy nhược và lực lưỡng với tinh thần phân lập. Ông cho rằng người lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội nhiều hơn những người khác, ứng với mỗi loại cơ thể là một loại nhân cách tương ứng. Ông chia tính cách ra làm hai nhóm:
Công trình nghiên cứu của Emst Kretschmer được một số nhà khoa học trên thế giới hưởng ứng trong đó tiêu biểu nhất là William Sheldon. William Sheldon tiếp tục kế thừa Kretschmer và phát triển một cách có hệ thống các kiểu cơ thể. Bện cạnh đó, William Sheldon đã cố gắng lí giải nguyên nhân của tội phạm gắn với kiểu cơ thể.
William Sheldon (1898 - 1977) là nhà tâm lí học, nhân chủng học người Mỹ. Trong công ưình “Các loại thể chất con người: Một lời giới thiệu về cẩu tạo tâm lí” (1940) ông đã nghiên cứu về các loại cơ thể người (human body type), mối liên hệ giữa các loại cơ thể người với các tính cách đặc trưng (human Personality traits) và các loại khí chất (temperament types). ông đã phát triển thuyết của mình khi chiạ người ra lạm 3 loại (kiểu): Endomorph (ữòn, béo, mềm); mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp); ectomorph (mong manh, yếu ớt, gầy gò).
Ông đã cổ gắng tìm ra mối liên hệ vói các hành vi cá nhân với các kiểu cơ thể. Ông cho rằng kiểu cơ thể mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp) đi gần với dạng phạm tội nhất bởi vì loại cơ thể này rất dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng khó kiểm soát. Ông cũng thấy đối với kiểu cơ thể endomorph thì khoan dung, thân thiện, dễ bằng lòng. Còn kiểu cơ thể ectomorph quá nhạy cảm, dễ nản chi Từ đó, ông đi đến kết luận trong 3 kiểu cơ thể nói trên thì người cơ bắp, lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội cao hơn những người khác.

Lí thuyết của trường phải kiểu cơ thể bị một số nhà tội phạm học phê phán vì mẫu nghiên cứu hẹp, chỉ dựa trên 3 kiểu cơ thể đối với hai loại người là người phạm tội và người không phạm tội, vì vậy, độ chính xảc chỉ là tương đối. Hơn nữa lí thuyết của trường phái này chưa đề cập vai trò của môi trường sống, tác động của môi trường sống đối với cá nhân. Chính vì vậy, lí thuyết này không thể giải thích bao quát hết cho nguyên nhân phạm tội cùa tất cả các tội phạm.

Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét