Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM (Phần 2)

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM (Phần 2)

Để có thể tiếp cận bộ phận đúng đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng đúng các phương pháp chọn mẫu. Trong đó, các phương pháp chọn mẫu thường được lựa chọn là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Phương pháp thu thập dữ liệu thường được ưu tiên sử dụng trong thực tế là phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu. Trước hết là các dữ liệu có trong thống kê tội phạm cùa các cơ quan tư phốp trung ương và địa phương (công an, viện kiểm sát và toà an). Việc thu thập các dữ liệu thống kê tội phạm có sẵn này cần được tận dụng tối đa. Tuy nhiên, các thống kê tội phạm có sẵn này đều cỏ giới hạn mà không thể đáp ứng được tất cà các yêu cầu của người nghiên cứu. Do vậy, người nghiên cứu bên cạnh việc sử dụng dữ liệu đã có sẵn trong thống kê vẫn cần phải tự thu thập các dừ liệu khác qua việc phân tích các dữ liêu có trong các bàn án hình sự. Đây cũng là dạng đặc thù của phương pháp phân tích thứ cẩp dữ liệu. Nội dung các dữ liệu thu thập theo kiểu này được người nghiên cứu đặt ra để đàm bảo phục vụ mục đích nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, người nghiên cứu không thể nghiên cứu toàn bộ các bản án thuộc phạm vị nghiên cứu của mình. Ở đây, người nghiên cứu không thể chọn cách tiếp cận tồng thể mà phài chọn cách tiếp cận bộ phận, vấn đề được đặt ra là chọn bộ phận nào? Với số lượng bao nhiêu? Người nghiên cứu không thể tuỳ tiện chọn mà phải tuân theo các nguyên tắc chọn mẫu để đảm bảo tính đại diện.
Cùng với phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu ừên, người nghiên cứu còn có thể sử dụng một số phương pháp khác để thu thập dữ liệu như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều ừa tự thuật.

về bước thứ hai: Đây là bước xử lí các dữ liệu đã thu thập được. Đối với các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ mô tả đặc điểm định lượng của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về mức độ cũng như diễn biến của tội phạm xét về mức độ) thì việc xử lí được thực hiện với phương pháp thống kê. Đối với các dữ liệu phục vụ mô tả đặc điểm định tính của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về tính chất cũng như diễn biến của tội phạm xét về tính chất) thì việc xử lí được thực hiện với phương pháp logic để có được các kết luận về tính chất cũng như diễn biến về tính chất của tội phạm được nghiên cứu. Đó là hai phương pháp xử H dữ liệu cùng được sử dụng khi nghiên cứu tình hình tội phạm. Xử lí các dữ liệu để đi đến các nhận định về tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng các phương pháp kiểm chứng giả thuyết. Thông thường phương pháp kiểm chứng được sử dụng là phương pháp chứng minh giả thuyết.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét